QUYẾT ĐỊNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2019

Đăng lúc: 16:31:45 13/02/2020 (GMT+7)

 

SỞ Y TẾ THANH HÓA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ THANH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:       /QĐ-BVNT

   Như Thanh, ngày  13  tháng 02 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v : Triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

 năm 2019

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ THANH

- Căn cứ Luật khoa học và công nghệ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 18/6/2013.

- Căn cứ Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa, về việc ban hành “Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”;

- Căn cứ Quyết định số 1218/QĐ-SYT ngày 31/10/2019 của Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, về việc công nhận kết quả đề tài nghiên cứu khoa học;

- Căn cứ quyết định số 1100/2017/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND tỉnh Thanh Hoá, Về việc quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, viên chức thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá quản lý;

- Theo đề nghị của ông Trưởng phòng KHTH Bệnh viện đa khoa Như Thanh, về việc triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2019.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2019 gồm những đề tài sau:

TT

Tên đề tài NCKH&SKCT

Chủ nhiệm đề tài

1

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Như thanh năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.

BSCK II Đoàn Mạnh Huân

2

Nhận xét tình hình bệnh Tai - Mũi - Họng đến khám và điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Như thanh trong 2 năm 2017 - 2018.

BSCK II Nguyễn Văn Phụng

3

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh rối loạn tiền đình điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018.

BSCKI Lê Hữu Trường

4

Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường typ 2 đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh từ 01/01/2018 đến 31/12/2018

BS Nguyễn Thị Mai Hương

5

Đánh giá thực trạng kiển thức hiểu biết và chuẩn bị trang thiết bị về phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh năm 2019.

CNĐD Hoàng Thị Tâm

 

     Điều 2: Giao Phòng kế hoạch tổng hợp, Chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học hướng dẫn các khoa, phòng tổ chức triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học năm 2019 vào hoạt động thực tiễn tại đơn vị. Tổ chức đánh giá kết quả, hiệu quả ứng dụng của các đề tài trên.

Điều 3:  Các cá nhân, khoa, phòng, bộ phận có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

Nơi nhận:                                                                       GIÁM ĐỐC

-          Ban Giám đốc.

-          Các khoa, phòng

-          Chủ đề tài NCKH

-          Lưu văn thư-KHTH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ Y TẾ THANH HOÁ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NHƯ THANH

 

 

 

 

 

ĐOÀN MẠNH HUÂN

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH  SỬ DỤNG THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ TẠI  BỆNH VIỆN  ĐA KHOA  NHƯ THANH

 NĂM 2018  VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

 

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

 

 

 

NHƯ THANH –  2019

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, là một trong ba yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác khám chữa bệnh. Hai mục tiêu cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc là bảo đảm thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Trong cơ sở khám chữa bệnh việc lựa chọn thuốc đóng vai trò rất quan trọng để người bệnh được tiếp cận với thuốc có chất lượng tốt, hiệu quả điều trị cao và tiết kiệm chi phí. Tại các bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện. Các nghiên cứu tổng quát về tình hình sử dụng thuốc như phân tích ABC, phân tích VEN sẽ giúp ích cho Hội đồng thuốc và điều trị cũng như các nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí bệnh viện cho thuốc điều trị. Hàng năm, mỗi bệnh viện cần tiến hành phân tích ABC/VEN để rà soát, đánh giá những thuốc sử dụng chưa hợp lý, lãng phí, từ đó có thể dừng hoặc hạn chế sử dụng các thuốc không cần thiết để tiết kiệm chi phí. Đồng thời tiến hành kiểm tra dược lâm sàng trực tiếp tại các khoa điều trị để đánh giá hiệu quả của các loại thuốc bổ trợ, tránh lạm dụng, lãng phí; xác định các vấn đề về sử dụng thuốc, làm nền tảng cho các  hoạt động can thiệp như lựa chọn, cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc;

Bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh trong những năm qua đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên môn; không ngừng nâng cao tinh thần thái độ cũng như chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Một trong những mục tiêu quan trọng mà bệnh viện rất quan tâm đó là việc lựa chọn, cung ứng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng điều trị và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; Tuy nhiên, thực tế  việc cung ứng, sử dụng thuốc BHYT  tại bệnh viện vẫn còn gặp những khó khăn, bất cập như một số thuốc đơn vị dự kiến nhưng không trúng thầu; trúng với số lượng ít hoặc nhà thầu không cung ứng không kịp thời, …..Nhân lực khoa Dược còn thiếu về chủng loại Dược sỹ đại học, do vậy hoạt dộng dược lâm sàng còn hạn chế.

Nhằm có cơ sở khoa học đồng thời biết được thực trạng công tác quản lý thuốc BHYT tại bệnh viện  hiện nay như thế nào, cần phải làm gì để nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng thuốc ngày càng hợp lý. Từ những lý do nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá  tình hình  sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện như thanh năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019”

Mục tiêu nghiên cứu :

              1. Đánh giá  tình hình  cung ứng, quản lý thuốc BHYT tại bệnh viện đa khoa huyện như thanh.

              2. Thực trạng sử dụng thuốc BHYT tại bệnh viện  đa khoa huyện như thanh năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.

 

 

 

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

 

1. CÔNG TÁC DƯỢC BỆNH VIỆN 

Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ, là nơi tập hợp nhiều nhóm xã hội, nơi tồn tại và phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội chồng chéo như :

v Thầy thuốc với người bệnh

v Điều dưỡng với người bệnh

v Thầy thuốc. điều dưỡng với người nhà người bệnh

Trước đây, Khoa Dược Bệnh viện tương đối tách biệt với các bộ phận khác trong bệnh viện vì chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng thuốc, vật tư y tế cho các khoa phòng, nhưng hiện nay công tác Dược Bệnh viện ngày càng được chú ý, người cán bộ dược ngày càng tiếp cận với các bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng, thậm chí với cả người bệnh và người nhà người bệnh, do đó công tác Dược Bệnh viện ngày càng mang tính cộng đồng hơn.

1.1.Vị trí của Khoa Dược trong bệnh viện

Tổ chức Dược Bệnh viện là một khoa chuyên môn trực thuộc Giám đốc Bệnh viện.

Trong một Bệnh viện chỉ có một Khoa Dược, nó là tổ chức cao nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược, nên không chỉ có tính chất thuần túy của một khoa chuyên môn mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý và tham mưu toàn bộ công tác về dược trong cơ sở điều trị đó, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn trong khám, chữa bệnh nhất là trong quản lý sử dụng thuốc an toàn. hợp lý. Vì vậy Khoa Dược chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện.

1.2.Chức năng của Khoa Dược trong Bệnh viện

Căn cứ vào vị trí được xác định ở trên, Khoa Dược Bệnh viện có các chức năng :

v Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về Dược, nghiên cứu khoa học, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.

v Quản lý thuốc men, hóa chất, y dụng cụ và các chế độ chuyên môn về Dược trong toàn Bệnh viện.

v Tổng hợp nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác Dược trong toàn bệnh viện đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý giúp Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác Dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu của điều trị.

Ba chức năng trên đều phải thực hiện đầy đủ nhưng chức năng thực hiện công tác chuyên môn là trọng tâm.

1.3.Nhiệm vụ của Khoa Dược trong Bệnh viện

1.3.1.Đảm bảo cung cấp thuốc men, hóa chất, y cụ đầy đủ kịp thời. đáp ứng yêu cầu điều trị

Căn cứ vào nhu cầu và định mức của Bệnh viện, Khoa Dược lập kế hoạch hàng năm theo đúng quy định. được chuyển sang Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện xem xét tư vấn và sau đó Giám đốc Bệnh viện ký duyệt. Trong trường hợp nhu cầu thuốc tăng đột xuất phải làm dự trù bổ sung.

Khoa Dược mua thuốc chủ yếu tại các doanh nghiệp Dược Nhà nước đặc biệt đối với thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, thuốc chuyên khoa do các công ty dược phẩm Trung ương hoặc địa phương theo đúng kế hoạch, ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nước có chất lượng đảm bảo. Việc mua bán thuốc phải được thực hiện theo thể thức đấu thầu, chọn thầu chỉ định thầu công khai theo quy định của Nhà nước.

1.3.2.Tổ chức, quản lý cấp phát thuốc, hóa chất, y cụ.

Thuốc theo y lệnh lĩnh và phải được dùng trong ngày, riêng ngày nghỉ (lễ, thứ bảy, chủ nhật.…) khoa phòng điều trị được lĩnh vào ngày hôm trước ngày nghỉ. Khoa Dược tổ chức thường trực phát thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày.

Xây dựng và trình Giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc. theo dõi việc sử dụng thuốc đồng thời giúp Giám đốc kiểm tra việc thực hiện khi quy trình được phê duyệt.

Xây dựng kiểm tra quy trình cấp phát thuốc chặt chẽ từ Khoa Dược đến các khoa phòng và người bệnh. Hướng dẫn các khoa phòng thực hiện đúng quy chế thuốc độc, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần. Việc sử dụng đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc và các mẫu sổ xuất nhập thuốc phải theo đúng quy định hiện hành (đơn thuốc gây nghiện. phiếu lĩnh thuốc độc. …).

Hóa chất sử dụng trong các chuyên khoa (xét nghiệm, kiểm nghiệm, X quang, …) Khoa Dược chịu trách nhiệm cấp phát hàng tháng và có theo dõi việc sử dụng sao cho hợp lý.

Khoa Dược chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng thuốc, hóa chất do mình cấp phát. Khi giao thuốc phải thực hiện 3 tra, 3 đối.

1.3.3.Bảo quản thuốc, hóa chất, y dụng cụ

Khoa Dược không những làm tốt bảo quản thuốc , hóa chất, y dụng cụ trong khoa mà còn hướng dẫn các khoa khác làm tốt công tác này.

Lưu ý đối với những thuốc và hóa chất có yêu cầu bảo quản đặc biệt, theo dõi hạn dùng của thuốc và sắp xếp các loại thuốc độc, gây nghiện, hướng tâm thần theo đúng quy định của qui chế hiện hành.

Thực hiện 5 chống :

Ø Chống nóng, ẩm

Ø Chống mối mọt, côn trùng

Ø Chống cháy nổ

Ø Chống quá hạn dùng

Ø Chống thất thoát, nhầm lẫn

Làm tốt công tác kiểm soát, kiểm kiểm kê theo định kỳ hoặc đột xuất. 

Sắp xếp thuốc theo nguyên tắc 3 dễ : dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

1.3.4.Thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn về Dược trong Khoa và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ đó trong toàn Bệnh viện.

Trưởng Khoa Dược xây dựng nội dung kiểm tra, tổ chức kiểm tra và lên lịch kiểm tra đối với các khoa phòng, đi kiểm tra cần phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tổng hợp và khi cần thiết thì có sự chủ trì của Giám đốc Bệnh viện. Kiểm tra việc thực hiện các qui chế hiện hành (qui chế quản lý chất lượng thuốc, qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn, qui chế thuốc độc, thuốc gây nghiện, …).

               1.3.5.Hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc an toàn, thông tin tư vấn về thuốc.

Thông tư 23/2011/ TT-BYT ngày 10/6/2011, Hướng dẫn sử dụng thuốc trong

Các cơ sở y tế có giường bệnh.

Thông tư 21/2013/ TT-BYT ngày 08/8/2013, qui định về tổ chức  và hoạt động  của Hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện.

Hội đồng thuốc và điều trị có chức năng tư vấn cho Giám đốc Bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc. …

Hiện nay hầu hết các Bệnh viện trong cả nước đã thành lập Hội đồng thuốc và điều trị, nhiệm vụ của Dược sỹ Trưởng Khoa Dược phải là Phó Chủ tịch kiêm Ủy viện thường trực của Hội đồng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Khoa Dược và các khoa điều trị phải thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Dược sỹ - Bác sỹ kê đơn - Điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh.

Dược sỹ được gọi là chuyên gia về thuốc, có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ về thuốc cho bác sỹ kê đơn, tư vấn cho thầy thuốc để chọn thuốc thích hợp nhất cho từng người bệnh. Giới thiệu thuốc mới, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR).

Dược sỹ lâm sàng giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra y tá, điều dưỡng cách  dùng thuốc và theo dõi hiệu quả dùng thuốc.

1.3.6.Chỉ đạo tuyến

Khoa Dược chịu trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật và nghiệp vụ về công tác Dược đối với tuyến trước.

1.3.7.Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động, thống kê, quyết toán về mặt số lượng đúng quy định và đúng thời gian.

Ø Dự trù thuốc

Ø Mở sổ sách theo dõi xuất nhập, lưu trữ các chứng từ theo đúng quy định.

Ø Thanh toán thuốc : thống kê, tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế, hóa chất, y dụng cụ đã phát ra, số liệu phải phù hợp với các chứng từ xuất nhập sau đó chuyển sang Phòng Tài chính – Kế toán để quyết toán. Việc báo cáo phải đúng kỳ hạn quy định 3, 6, 9, 12 tháng hoặc báo cáo đột xuất khi cần thiết.

1.4.Tổ chức và biên chế Khoa Dược bệnh viện

1.4.1Tổ chức

Khoa Dược Bệnh viện là một tổ chức duy nhất đảm nhiệm công tác Dược, là nơi chỉ đạo tập trung thống nhất các mặt tổ chức, kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý (bao gồm cả thuốc tân dược và đông dược).

Tùy theo khối lượng công tác và số lượng cán bộ có thể tổ chức ra các tổ hoặc các bộ phận công tác sau đây :

Ø Dược chính, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học

Ø Sản xuất, pha chế thuốc

Ø Kho và cấp phát

Ø Thống kê - kế toán thuốc

1.4.2.Công tác cung ứng thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế cho bệnh viện

Tất cả các hoạt động cung ứng thuốc cho Bệnh viện (thông tin, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới, ký hợp đồng, đấu thầu, …) đều có sự tham gia trực tiếp của Khoa Dược đồng thời Khoa Dược là bộ phận chủ yếu để cố vấn về dự trù thuốc, xây dựng Danh mục thuốc cho Bệnh viện.

Hiện nay để tăng cường thực hiện việc cung ứng thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý phải xây dựng được Danh mục thuốc cho Bệnh viện mình.

Về kinh tế : trong tổng kinh phí điều trị tại Bệnh viện, tiền thuốc chiếm từ 40-60%, nếu quản lý sử dụng thuốc không an toàn, hợp lý sẽ tác động tiêu cực và các mục tiêu chung của Bệnh viện. Do đó cung ứng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cần phải được hiểu như là cách dùng thuốc thích hợp với nhu cầu lâm sàng, liều lượng thích hợp với yêu cầu cá nhân, thời gian điều trị thích hợp và giá cả phù hợp cho bệnh nhân và cộng đồng.

Ø Thuốc thích hợp : sử dụng phải hiệu quả, an toàn và giá cả phù hợp.

Ø Bệnh nhân thích hợp : phải nhận được thông tin thích hợp sẵn có và rõ ràng về thuốc họ được sử dụng.

Ø Theo dõi thích hợp : những tác dụng phụ không mong muốn

Tại Bệnh viện, hai mục tiêu của chính sách quốc gia về thuốc :

Ø Đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến bệnh nhân.

Ø Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả

được cụ thể hóa trong chu trình quản lý thuốc sau đây :

 

Sơ đồ 2.2. Chu trình quản lý thuốc trong Bệnh viện

 

Chọn lựa : Danh mục thống nhất trong Bệnh viện cần thu thập thông tin về thuốc, xác định tình hình bệnh tật, dự thảo Danh mục thuốc, chọn lựa, áp dụng và điều chỉnh.

Cung ứng : Xác định nhu cầu về dùng thuốc, chọn nhà cung cấp, kiểm tra và bảo quản lưu kho.

Phân phối : thuốc cấp cứu, độc, nghiện, hướng tâm thần, thuốc thường sử dụng, thuốc ít sử dụng, …

Sử dụng :    - Huấn luyện : ngắn hạn , dài hạn, …

-   Quản lý : lập phác đồ điều trị, giám sát, phản hồi và kiểm soát.

Mục tiêu của chu trình quản lý thuốc nhằm :

-         Đảm bảo cung ứng thường xuyên và đầy đủ thuốc có chất lượng cho người bệnh.

-         Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

-         Cân bằng chi phí cho dùng thuốc trong Bệnh viện.

Đạt được những mục tiêu trên sẽ cho những kết quả sau :

-                                                               Tính hiệu quả : chữa khỏi bệnh hay giảm nhẹ bệnh và hạn chế tác dụng không mong muốn cho người bệnh.

-                                                               Tính hiệu năng : chi phí thấp nhất trong hoàn cảnh nguồn lực bệnh viện còn hạn chế và phù hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh.

-                                                               Tính công bằng : tất cả các bệnh nhân không phân biệt giàu nghèo được hưởng chất lượng điều trị như nhau.

Để đạt được những mục tiêu của chu trình quản lý thuốc cần phải :

-   Xây dựng phác đồ điều trị : có tính chất quyết định cho chu trình quản lý thuốc tại Bệnh viện, đặc biệt trong khâu “Sử dụng thuốc”.

-   Xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện : khâu quyết định của mắt xích thứ hai trong chu trình “chọn lựa thuốc”, đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh không để người bệnh tự đi mua và là cơ sở pháp lý để BHXH thanh toán chi phí sử dụng thuốc cho người bệnh có thẻ BHYT.

-   Giám sát tình hình sử dụng thuốc : khâu quan trọng  trong các nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị, chính qua giám sát mới biết được những khó khăn, thuận lợi, những tồn tại cần giải quyết, chỉnh sửa, cải tiến, hoàn thiện. Cần tập trung ở 3 khu vực lớn :

                   + Giám sát kê đơn tại Khoa Khám bệnh.

                   + Giám sát sử dụng thuốc trong các Khoa lâm sàng.

                   + Giám sát thực hiện các Quy chế Dược tại Khoa Dược.

2. HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ TRONG BỆNH VIỆN

2.1.Qui định chung về hội đồng thuốc và điều trị

v Các Bệnh viện phải có Hội đồng thuốc và điều trị.

v Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho Giám đốc Bệnh viện về các vấn đề có liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của Bệnh viện, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, thực hiện “Chính sách quốc gia về thuốc”.

2.2.Chức năng

Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho Giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả ; cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện của Bệnh viện.

2.3.Nhiệm vụ

v Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc và vật tư tiêu hao điều trị của Bệnh viện.

v Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và  quy chế công tác Khoa Dược.

v Theo dõi phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc.

v Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong Bệnh viện.

v Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Dược sỹ, Bác sỹ và Y tá (Điều dưỡng) trong đó Dược sỹ là tư  vấn, Bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và Y tá (Điều dưỡng) là người thực hiện y lệnh.

          2.4. Lựa chọn thuốc theo ABC

       A: Gồm những sản phẩm có giá trị lớn(đắt tiền);

        B: Gồm những sản phẩm chiếm có giá trị trung bình;

          C: Gồm những sản phẩm có giá trị thấp.

    Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%.

          2.5. Lựa chọn thuốc theo VEN

              V : Thuốc rất cần thiết(cấp cứu,…)

              E: Thuốc cần thiết( Thuốc thiết yếu: kháng sinh, cocticoit,.)

              N: Thuốc không thiết yếu (thuốc bổ trợ,…)

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 2

 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
          - Sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 căn cứ vào:  Danh mục thuốc trúng thầu tại bệnh viện ; Báo cáo công tác dược bệnh viện ; Các báo cáo, thống kê sử dụng thuốc của đối tượng  Bảo hiểm y tế năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.

- Tổ chức bộ máy và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế  nghiên cứu
         Phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu
        - Nhân lực y tế của bệnh viện.

- Nhân lực khoa Dược

- Tình hình khám chữa bệnh BHYT  tại Bệnh viện

- Phân tích sử dụng thuốc tại Bệnh viện  qua khảo sát danh mục thuốc trúng thầu, số liệu nhập và sử dụng thuốc...Tiến hành phân tích theo phân loại ABC, phân loại VEN.
         - Các đơn thuốc ngoại trú  BHYT được kê tại Bệnh viện trong  2 năm, mỗi năm 100 đơn.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu

- Số liệu  được tổng hợp, phân tích thống kê thông thường. 

- Đối với sổ sách, các báo cáo hoạt động khám chữa bệnh, cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc  của bệnh viện  được thống kê tổng hợp trên phần mềm quản lý bệnh viện Medisof 2003 của Bộ Y Tế và phần mềm Minh Lộ hiện bệnh viện đang sử dụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 3 

 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

3.1. Nhân lực bệnh viện

Bảng 3.1. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn

 

STT

Cơ cấu

Năm 2018

Năm 2019

A

Cơ cấu bộ phận

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

1

Lâm sàng

61,0

61,3

2

Cận Lâm sàng và Dược

20,4

19,8

3

Quản lý, hành chính

18,6

18,9

B

Cơ cấu chuyên môn

Tỷ số

Tỷ số

1

Bác sỹ/ĐD,HS,KTV

1/2

1/2

2

Dược sỹ Đại học/ Bác sỹ

1/13

1/26

 

Nhận xét:

      Nhân lực các khoa lâm sàng chiếm tỷ lệ từ 60- 61,3%;các  khoa cận lâm sàng và khoa dược chiếm 19,8 – 20,4%. Nhân lực quản lý hành chính chiếm từ 18,6 đến 18,9% ; Tỷ lệ bác sỹ/ điều dưỡng, KTV là 1/2. Tỷ lệ dược sĩ ĐH/ BS năm 2018 là 1/13; năm 2019 là  1/26.

 

 

Bảng 3.2. Thống kê nhân lực Dược

Nhân lực và chủng loại

Năm 2018

Năm 2019

Tổng số CB-NV Khoa

8

7

Trong đó :  DS CKI

1

1

DSĐH

1

0

DS CĐ

3

5

SDTH

3

1

Dược sỹ Đại học/ Dược sỹ CĐ,TC

1/ 3

1/6

 

Nhận xét :

          Kết quả khảo sát cho thấy  tỷ lệ Dược sỹ Đại học/ Dược sỹ CĐ,TC  năm 2018 là 1/ 3; năm 2019 là 1/6 .

3.2. Tình hình khám chữa bệnh BHYT  tại Bệnh viện

          Bảng 3.3. Khám chữa bệnh ngoại trú BHYT

 

Năm

Tổng số thẻ đăng ký

Tổng số lượt khám chung

(lượt)

Tổng số lượt khám BHYT

(lượt)

Tỷ lệ % KB BHYT/ khám chung

Tổng số BN điều trị ngoại trú có HSBA

(lượt)

Tần suất khám bệnh BHYT/ thẻ

(lần)

2018

79 381

50 803

47 981

94,5%

1 233

0.6

6 tháng 2019

80 000

24 200

22 840

94,4%

  976

0.29

 

Nhận xét :

Tổng số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện trong 2 năm tương đối ổn định( năm 2018  là 79.381 thẻ; năm 2019: 80.000 thẻ)

 Tổng số lượt khám ngoại trú BHYT năm 2018 : 47 981, chiếm 94,5% tổng số lượt khám ngoại trú toàn Bệnh viện;  6 tháng năm 2019 : 22840, chiếm 94,4 % tổng số lượt khám ngoại trú toàn Bệnh viện.

      Bảng 3.4. Khám chữa bệnh nội trú

 

Năm

Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú

 (lượt)

Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú BHYT

 (lượt)

Tỷ lệ % BN điều trị BHYT/ điều trị chung

Ngày điều trị trung bình

(ngày)

2018

50 803

47 981

94,5%

5,13

6 tháng 2019

24 200

22 840

94,4%

5,06

Tổng

75.003

70.821

94,4

5,1

 

 

Nhận xét :

Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú BHYT năm 2018 và 6 tháng năm 2019 là 70.821 lượt chiếm 94,4 % tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

  3.3. Tình hình sử dụng thuốc  BHYT  tại Bệnh viện

Bảng 3.5. Thống kê tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện

 

Năm

Nội dung

Tổng chi phí

Tiền thuốc đã sử dụng

Tỷ lệ %

Bình quân đơn điều trị

Năm 2018

Khám điều trị ngoại trú

12,737,052,730.0

4,76 2,1 572

38,3%

335,247

Điều trị nội trú

18,177,828,798.0

3,462,105,338.0

19,1

1,819,967

6 tháng Năm 2019

Khám điều trị ngoại trú

6,131,518, 652.0

2,458,412, 845.0

40,1

331,165

Điều trị nội trú

8,832,894,326.0

1,615,417, 835.0

18,3%

2,042,288

Nhận xét :

          Chi phí tiền thuốc khám điều trị ngoại trú  trong 2 năm chiếm từ 38,3 - 40,1% tổng chi phí ; Bình quân đơn điều trị ngoại trú  từ 335,247.0đ -  331,165.0 đ/ đơn.

          Chi phí tiền thuốc điều trị nội trú chiếm 18,3 – 19,1% tổng chi phí. Bình quân đợt  điều trị nội trú từ 1,819,967.0 đ đến 2,042,288.0đ/đợt điều trị.

 

Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc Nội - Ngoại

Năm

Tổng tiền thuốc đã sử dụng

Thuốc nội

Thuốc ngoại

Tổng tiền

Tỷ lệ%

Tổng tiền

Tỷ lệ%

2018

 

8.338.366.910,0

 

 

6587309859

 

79%

 

1,751,057,051.1

 

21%

 

6 tháng

2019

 

4.073.830.680,0

 

3320172004

 

81,5%

 

753,658,675.8

 

18,5%

 

Nhận xét :

          Tỷ lệ sử dụng thuốc nội chiếm 79,0 % - 81,5 % tổng kinh phí; thuốc ngoại chiếm 21-18,5% tổng kinh phí; Giá trị thuốc nội năm sau tăng hơn năm trước.        

Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc Nội - Ngoại về số mặt hàng đã sử dụng

Năm

Tổng số mặt hàng đã sử dụng

Thuốc nội

Thuốc ngoại

Tổng mặt hàng

Tỷ lệ%

Tổng mặt hàng

Tỷ lệ%

2018

366

292

79,9

74

20,1

2019

300

243

80,9

57

19,1

 

Nhận xét :

          Số mặt hàng thuốc nội chiếm từ 79,9 % - 80,9% tổng mặt hàng; thuốc ngoại chiếm từ 19,1- 20,1 % số mặt hàng;

Bảng 3.8. Các nhóm thuốc sử dụng  tại Bệnh viện

TT

Các nhóm thuốc

Năm 2018

6 tháng Năm 2019

Tổng  số tiền

Tỷ lệ%

Tổng  số tiền

Tỷ lệ%

1

Thuốc gây tê,mê

48,827,754

0.6

27,295,549

0.7

2

Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viên không steroid :thuốc điều trị gút các bệnh xương khớp

366,108,646

4.4

179,862,029

4.4

3

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn

20,534,775

0.2

58,263,390

1.4

4

Thuốc giải độc các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

60,480

0.0

0

0.0

5

Thuốc chống co giật, chống động kinh

4,374,964

0.1

2,430,532

0.1

6

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

2,972,858,875

35.7

1,514,603,445

37.2

7

Thuốc điều trị nửa đầu

8,857,044

0.1

28,727,101

0.7

8

Thuốc tác dụng đối với máu

40,691,400

0.5

16,678,020

0.4

9

Thuốc tim mạnh

225,028,098

2.7

125,444,424

3.1

10

Thuốc điều trị bệnh da liễu

7,807,000

0.1

1,358,200

0.0

 

 

 

 

 

 

Bảng 3.8. Các nhóm thuốc sử dụng  tại Bệnh viện

 

TT

Các nhóm thuốc

Năm 2018

6 tháng Năm 2019

Tổng  số tiền

Tỷ lệ%

Tổng  số tiền

Tỷ lệ%

11

Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn

15,738,200

0.2

11,396,800

0.3

12

Thuốc lợi tiểu

2,142,599

0.0

2,586,642

0.1

13

Thuốc đường tiêu hóa

466,650,267

5.6

214,291,877

5.3

14

Hocmon và các thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết

375,540,976

4.5

235,834,676

5.8

15

Huyết thanh và Globulin miễm dịch

9,353,320

0.1

4,054,115

0.1

16

Thuốc giãn cơ và ưc chế Cholinesterase

7,785,675

0.1

1,986,600

0.0

17

Thuốc điều trị về mắt, Tai mũi họng

65,463,264

0.8

13,375,026

0.3

18

Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

91,409,546

1.1

26,064,404

0.6

19

Thuốc chống rối loạn tâm thần

4,289,654

0.1

4,009,394

0.1

20

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

148,082,655

1.8

102,162,410

2.5

21

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải,cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

95,908,189

1.2

46,614,015

1.1

22

Khoáng chất và vitamin

401,949,964

4.8

392,932,815

9.6

23

Danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền

1,488,208,684

17.8

629,444,828

15.5

24

thuốc khác

1,470,694,882

17.6

434,414,388

10.7

Tổng

8,338,366,910

100.0

4,073,830,680

100.0

Nhận xét:

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất từ 35,7 – 37,2 %; Danh mục thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền chiếm 15,5 -17,8%;

 

3.4.Phân tích theo phân loại ABC

Bảng 3.9. Kết quả phân tích theo phân loại ABC đối với đối tượng BHYT  năm 2018

 

Loại

SL

Tỷ lệ

Tồng giá trị

Tỷ lệ%

Ghi chú

(VNĐ)

A

54

15%

5,211,479,318.8

62.5

 

B

73

20%

2,250,210,088.0

27.0

 

C

239

65%

876,677,503.3

10.5

 

Cộng

366

100%

8,338,366,910.0

100.0

 

           

 

            Nhận xét:

            Năm 2018 có 366 mặt hàng thuốc, trong đó thuốc loại A (Gồm những sản phẩm có giá trị lớn) gồm 54 mặt hàng, chiếm 15 %  nhưng có  giá trị tới 62,5%; loại B(những sản phẩm chiếm có giá trị trung bình) chiếm tỷ lệ trung bình; loại C (những sản phẩm có giá trị thấp. )thì ngược với loại A, có tới tới 65%  mặt hàng nhưng chỉ có giá trị  10,5 %.

 

 

 

 

 

Bảng 3.10. Kết quả phân tích theo phân loại ABC đối với đối tượng BHYT

6 tháng năm 2019

Loại

SL

Tỷ lệ

Tồng giá trị

Tỷ lệ%

Ghi chú

(VNĐ)

A

45

15

2,558,365,667.0

62.8

 

B

60

20

1,026,605,331.4

25.2

 

C

195

65

488,859,681.6

12.0

 

Cộng

300

100

4.073.830.680,0

100

 

            Nhận xét:

            6 tháng năm 2019 có 300 mặt hàng thuốc, trong đó thuốc loại A  gồm 45 mặt hàng, chiếm 15 %  nhưng có  giá trị tới 62,8%; loại B chiếm tỷ lệ trung bình; loại C thì ngược với loại A, có tới tới 65%  mặt hàng nhưng chỉ có giá trị  12 %.

Bảng 3.11. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất theo phân loại ABC năm 2018

STT

Tên thuốc

ĐV

SL

Đơn giá

Giá trị

% giá trị

1

Cefurofast 1500 mg

Lọ

16000

35490

567,840,000.0

10.7

2

Biofil

Ống

202850

2500

507,125,000.0

9.6

3

Amvifuxime 250

Viên

60000

3600

216,000,000.0

4.1

4

Imetoxim 1g

Lọ

8000

26199

209,592,000.0

4.0

6

Amohexine

Viên

60000

2400

144,000,000.0

2.7

7

Brogood injection

Ống

5000

27500

137,500,000.0

2.6

8

Vifusinhluc

Viên

39960

3285

131,268,600.0

2.5

9

Pamatase inj.

Lọ

5002

25000

125,050,000.0

2.4

10

Đại tràng hoàn P/H

Gói

33060

3750

123,975,000.0

2.3

 

 

Bảng 3.12. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất theo phân loại ABC 6 tháng năm 2019

STT

Tên thuốc

ĐV

Số lượng

Đơn giá

Giá trị

% giá trị

1

Medocef 1g

Lọ

6000

52500

315,000,000.00

12.4

2

Biofil

Ống

60000

2500

150,000,000.00

5.9

3

Cephazomid 2g

Lọ

3000

31000

93,000,000.00

3.7

4

Thập toàn đại bổ

Viên

35152

2500

87,881,250.00

3.5

5

Ziusa

Lọ

1125

69468

78,151,500.00

3.1

6

Hoạt huyết trung ương

Viên

39819

1950

77,647,050.00

3.1

7

Ad- Liver

Viên

44977.5

1690

76,011,975.00

3

8

Metovance

Viên

29250

2500

73,125,000.00

2.9

9

Doncef

Viên

29970

2340

70,129,800.00

2.8

10

Cefurofast 1500

Lọ

1942

35490

68,921,580.0

2.7

 

Nhận xét

              Thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất kháng sinh , năm 2018 là Cefurofast 1500 mg  chiếm 10,7%; năm 2019 là Medocef 1g  chiếm 12,4%. Tiếp theo là Biofil , năm 2018 chiếm 9,6%, năm 2019 chiếm 5,9%;  kế đó những thuốc kháng sinh và thuốc bổ tợ khác.

 

 

 

3.5. Phân tích VEN

Bảng 3.13.  kết quả phân tích VEN đối với đối tượng BHYT 6 tháng  năm 2019

Loại

SL

Tỷ lệ %

Tồng giá trị

Tỷ lệ%

Ghi chú

 

(VNĐ)

 

V

 

42

14%

234,425,274.7

5.8%

 

 
 

E

232

77,3%

3,215,327,664.0

78.9%

 

 
 

N

26

8,7%

624,077,741.3

15.3%

 

 

Cộng

300

100

4,073,830,680.0

 100

 

 

Nhận xét:

6 tháng năm 2019, trong tổng số 300 mặt hàng thuốc đã sử dụng tại bệnh viện thì thuốc loại  V (Thuốc rất cần thiết- cấp cứu,…) chiếm 14% sản phẩm với giá trị 5,8%; Thuốc loại E(Thuốc thiết yếu: kháng sinh, cocticoit,.)chiếm 77,3% sản phẩm với giá trị 78,9%, thuốc N (Thuốc bổ trợ,…) chiếm 8,7% với giá trị 15.3%

3.6. Kết quả khảo sát thực trạng kê đơn thuốc BHYT tại Khoa Khám bệnh

Bảng 3.14. Thống kê số lượng thuốc kê trong một đơn thuốc

Số thuốc/đơn

Số đơn

Tổng cộng

Năm 2018

6 tháng năm  2019

Số đơn

Tỉ lệ %

1

11

16

27

13,5

2

15

23

38

19,0

3

40

31

71

35,5

4

23

24

47

23,5

5

10

6

16

8,0

6

1

0

1

0,5

>6

0

0

0

0

Cộng :

100

100

200

100%

 

Nhận xét :

Số thuốc kê trong đơn dao động từ 1 đến 6 loại thuốc, đa số là 3  loại thuốc(chiếm 35,5%); 4 loại chiếm 23,5%   ; 2 loại chiếm 19,0%; 1 loại chiếm 13,5%; 6 loại chiếm 0,5%. 

 

Bảng 3.15. Các nhóm thuốc được kê nhiều trong đơn thuốc khảo sát

Các nhóm thuốc thường được kê

Năm 2018

Năm 2019

                    Kháng sinh

49

45

Corticoid

3

5

Giảm đau

29

31

Chế phẩm đông y

84

78

Hô hấp

12

15

Tiêu hóa

21

23

Tim mạch

5

7

Mắt

9

8

Tiết niệu

4

7

Nội tiết

1

4

Vitamin

20

22

Khác

29

30

Tổng cộng :

 

 

 

Nhận xét :

Các nhóm thuốc được kê nhiều trong 100 đơn thuốc khảo sát mỗi năm, ta thấy nhóm chế phẩm đông y chiếm 78 – 84% số đơn thuốc, thuốc kháng sinh chiếm 45-49%;

Thuốc giảm đau 29 – 31%; thuốc tiêu hóa 21 -23%; vitamin và khoáng chất 20 -22%; Corticoid 3 – 5% tổng số đơn thuốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 4

BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu, đánh giá Đánh giá  tình hình sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện như thanh năm 2018 và 6 tháng đầu năm  2019 chúng tôi có nhận xét như sau:

4.1. Tình hình  nhân lực và khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện đa khoa huyện như thanh.

4.1.1. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn

Nhân lực các khoa lâm sàng chiếm tỷ lệ từ 60- 61,3%;các  khoa cận lâm sàng và khoa dược chiếm 19,8 – 20,4%. Nhân lực quản lý hành chính chiếm từ 18,6 đến 18,9% ; đều phù hợp với qui định tại thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV.

Theo thông tư số 08 tỷ lệ bác sỹ /điều dưỡng  là 1/3 đến 1/3,5; dược sĩ ĐH/ BS là 1/8-1/15 Tuy nhiên hiện tại bệnh viện  Như thanh tỷ lệ BS/Đ D  là  ½; Tỷ lệ dược sĩ ĐH/ BS năm 2019 là  1/26; tỷ lệ này thấp hơn so với qui định tại thông tư số 08, như vậy cơ cấu đang không hợp lý, mất cân đối.

4.1.2. Thống kê nhân lực Dược

Kết quả khảo sát cho thấy  tỷ lệ Dược sỹ Đại học/ Dược sỹ CĐ,TC  năm 2018 là 1/ 3; năm 2019 là 1/6, tỷ lệ này thấp hơn so với qui định tại thông tư số 08; DSĐH/ DSTH là 1/2 -1/2.5. Nhân lực Dược  sỹ đại học hiện nay của Bệnh viện thiếu, chính vì vậy lãnh đạo bệnh viện cần  quan tâm nhiều hơn đối với việc định hướng, tăng cường nhân lực DS ĐH cho Khoa Dược nhằm xây dựng Khoa Dược ngày càng lớn mạnh đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ và triển khai công tác Dược lâm sàng trong thời gian sắp tới.

4.1.3. Tình hình khám chữa bệnh BHYT  tại Bệnh viện

Tổng số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện trong 2 năm tương đối ổn định( năm 2018  là 79.381 thẻ; năm 2019: 80.000 thẻ)

 Tổng số lượt khám ngoại trú BHYT năm 2018 : 47 981, chiếm 94,5% tổng số lượt khám ngoại trú toàn Bệnh viện;  6 tháng năm 2019 : 22840, chiếm 94,4 % tổng số lượt khám ngoại trú toàn Bệnh viện.

Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú BHYT năm 2018 và 6 tháng năm 2019 là 70.821 lượt chiếm 94,4 % tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

Tổng số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện trong 2 năm tương đối ổn định( năm 2018  là 79 381, năm 2019: 80.000 thẻ)

Tổng số lượt khám ngoại trú BHYT năm 2018 : 47 981,  6 tháng năm 2019 : 22 840, chiếm 94,4 - 94,5% tổng số lượt khám ngoại trú toàn Bệnh viện.

Số bệnh nhân điều trị nội trú BHYT chiếm 94,3 – 94,5% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu chúng ta thấy bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị nội trú tại bệnh viện chủ yếu là đối tượng  BHYT(trên 94%); đây cũng là nguồn thu chính của bệnh viện vì đối tượng viện phí (bệnh nhân không có thẻ BHYT) là rất thấp; tuy nhiện ở đây cũng đặt ra tại sao bệnh nhân viện phí lại đến khám và điều trị thấp, phải chăng do tinh thần thái độ;  chất lượng  khám, chữa bệnh hay do thủ tục hành chính hoặc lý do khác.

4.2. Thực trạng sử dụng thuốc BHYT tại bệnh viện  đa khoa huyện như thanh năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.

Chi phí tiền thuốc khám điều trị ngoại trú  trong 2 năm chiếm từ 38,3 - 40,1% tổng chi phí; Bình quân đơn điều trị ngoại trú  năm sau giảm hơn năm trước(năm 2018: 335,247.0 ; 6 tháng năm 2019:  331,165.0 đ/ đơn.

Chi phí tiền thuốc điều trị nội trú chiếm 18,3 – 19,1% tổng chi phí. Bình quân đợt  điều trị nội trú từ 1,819,967.0 đ đến 2,042,288.0đ

Nhìn vào bảng 3.8. Kết quả phân tích theo phân loại ABC đối với đối tượng BHYT năm 2018, ta thấy  năm 2018 có 366 mặt hàng thuốc, trong đó thuốc loại A (Gồm những sản phẩm có giá trị lớn) gồm 54 mặt hàng, chiếm 15 %  nhưng có  giá trị tới 62,5%; loại B(những sản phẩm chiếm có giá trị trung bình) chiếm tỷ lệ trung bình; loại C (những sản phẩm có giá trị thấp. )thì ngược với loại A, có tới tới 65%  mặt hàng nhưng chỉ có giá trị  10,5 %.  6 tháng năm 2019 có 300 mặt hàng thuốc, trong đó thuốc loại A  gồm 45 mặt hàng, chiếm 15 %  nhưng có  giá trị tới 62,8%; loại B chiếm tỷ lệ trung bình; loại C thì ngược với loại A, có tới tới 65%  mặt hàng nhưng chỉ có giá trị  12 %.

         Thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất kháng sinh, năm 2018 là Cefurofast 1500 mg  chiếm 10,7%; năm 2019 là Medocef 1g  chiếm 12,4%. Tiếp theo là Biofil , năm 2018 chiếm 9,6%, năm 2019 chiếm 5,9%;  kế đó những thuốc kháng sinh và thuốc bổ tợ khác.

 

Từ những kết quả trên ta thấy bệnh viện cần quan tâm xây dựng danh mục thuốc khi lựa chọn thuốc loại A cần phải tính toán kỹ, giá cả phù hợp nhất là trong điều kiện tự chủ tài chính và giao dự toán chi BHYT hàng năm.

Căn cứ kết quả tại bảng 3.12, ta thấy  6 tháng năm 2019, trong tổng số 300 mặt hàng thuốc đã sử dụng tại bệnh viện thì thuốc loại  V (Thuốc rất cần thiết- cấp cứu,…) chiếm 14% sản phẩm với giá trị 3,3%, thuốc E (Thuốc cần thiết( Thuốc thiết yếu: kháng sinh, cocticoit,.)chiếm 77,3% sản phẩm với giá trị 78,9%, thuốc N Thuốc không thiết yếu (thuốc bổ trợ,…)chiếm 8,7% với giá trị 17.8%; So với nghiên cứu danh mục thuốc của bệnh viện đa khoa Hậu Giang năm 2014 của Nguyễn Thanh Thế: Thuốc V chiếm 29,7% sản phẩm với giá trị 25%, thuốc E chiếm 62,7% sản phẩm với giá trị 70%, thuốc N chiếm7,6% với giá trị 5%. Từ kết quả trên ta thấy thuốc lạo V(Thuốc rất cần thiết- cấp cứu,…) chiếm tỷ lệ số mặt hàng ít(14%), giá trị thấp(3,3%) nhưng lại rất quan trọng vì là thuốc cấp cứu, chính vì vậy khi lựa chọ danh mục thuốc cần chú trọng quan tâm không để thiếu thuốc.

Số thuốc kê trong đơn dao động từ 1 đến 6 loại thuốc, đa số là 3  loại thuốc(chiếm 35,5%); 4 loại chiếm 23,5%   ; 2 loại chiếm 19,0%; 1 loại chiếm 13,5%; 6 loại chiếm 0,5%.  Đối tượng đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện như thanh  phần lớn là hưu trí, người cao tuổi, những đối tượng này thường mắc nhiều bệnh cùng lúc nên việc kê nhiều loại thuốc là hợp lý.

Các nhóm thuốc được kê nhiều trong 100 đơn thuốc khảo sát mỗi năm, ta thấy nhóm chế phẩm đông y chiếm  tỷ lệ 78 – 84% số đơn thuốc, thuốc kháng sinh chiếm 45-49%; Thuốc giảm đau 29 – 31%; thuốc tiêu hóa 21 -23%; vitamin và khoáng chất 20 -22%; Corticoid 3 – 5% tổng số đơn thuốc. Việc sử dụng nhóm kháng sinh và các thuốc khác tương đối phù hợp, tuy nhiên chỉ định dùng thuốc chế phẩm đông y còn cao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

 

Sau khi thực hiện đề tài“ Đánh giá  tình hình  sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện như thanh năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019”, chúng tôi có một số kết luận như sau :

- Tỷ lệ Dược sỹ Đại học/ Dược sỹ CĐ,TC  năm 2018 là 1/ 3; năm 2019 là 1/6

- Tổng số thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện trong 2 năm tương đối ổn định( năm 2018  là 79 381, năm 2019: 80.000 thẻ)

- Tổng số lượt khám ngoại trú BHYT  chiếm 94,4 % tổng số lượt khám ngoại trú toàn Bệnh viện.

- Số bệnh nhân điều trị nội trú BHYT chiếm 94,4 % tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

- Chi phí tiền thuốc khám điều trị ngoại trú  trong 2 năm chiếm từ 38,3 - 40,1% tổng chi phí;

- Bình quân đơn điều trị ngoại trú  từ 331.165,0 đ -  335,247.0 / đơn.

- Chi phí tiền thuốc điều trị nội trú chiếm 18,3 – 19,1% tổng chi phí.

 - Bình quân đợt  điều trị nội trú từ 1,819,967.0 đ đến 2,042,288.0đ

- 6 tháng năm 2019, thuốc loại  V  chiếm 14% sản phẩm với giá trị 3,3%, thuốc E chiếm 77,3% sản phẩm với giá trị 78,9%, thuốc N chiếm 8,7% với giá trị 17.8%;

- Các nhóm thuốc được kê nhiều trong  là nhóm chế phẩm đông y chiếm 78 – 84% , thuốc kháng sinh chiếm 45-49%;

- Số thuốc kê trong đơn dao động từ 1 đến 6 loại thuốc, đa số là 3  loại thuốc(chiếm 35,5%);

 

 

 

 

 

KIẾN NGHỊ

 

1. Đối với Khoa Dược Bệnh viện

v   Tăng cường công tác tư vấn, thông tin thuốc trong Bệnh viện

v   Cần đổi mới mô hình quản lý dược theo hướng Dược lâm sàng.

v   Tham mưu cho hội đồng thuốc và điều trị lựa chọ danh mục thuốc hợp lý, phù hợp với mô hình bệnh tật.

2. Đối với Ban Giám đốc Bệnh viện

v   Tăng cường bổ sung nhân lực  DSĐH  vì hiện nay DSĐH  ít so với Bác sỹ.

v   Chỉ đạo các khoa về công tác xây dựng nhu cầu về thuốc theo phác đồ điều trị.

 

 

 

 

 

 

 

                                                        Như thanh, ngày 07  tháng 10 năm 2019

  CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG                                          CHỦ ĐỀ TÀI

 

 

 

 

    Nguyễn Văn Phụng                                                  Đoàn Mạnh Huân

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

1.     Bộ Y tế  (1998), Quy chế Bệnh viện, Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.

2.     Bộ Y tế - Thông tư 22/2011/ TT-BYT ngày 10/6/2011, qui định về tổ chức  và hoạt động  của khoa Dược  Bệnh viện.

3.     Bộ Y tế - Thông tư 23/2011/ TT-BYT ngày 10/6/2011, Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

4.     Bộ Y tế - Thông tư 21/2013/ TT-BYT ngày 08/8/2013, qui định về tổ chức  và hoạt động  của Hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện.

5.     Bộ Y tế - Vụ Điều trị (12/2003) - Tập huấn Thông tin thuốc trong Bệnh viện.

6.     Bộ Y tế - Cục Quản lý Dược Việt Nam (2003) – Tập huấn Theo dõi phản ứng có hại của thuốc và các lĩnh vực chuyên môn liên quan

7.     Chính phủ - Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005, Ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế.

8.     Trần Đình Lộng (1992), Bảo hiểm y tế Việt Nam, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr.28- 29.

9.     Phạm Đình Luyến (2005), Công tác Dược Bệnh viện, Giáo trình Dược xã hội học – Sau Đại học – Đại học Y Dược TP.HCM.

10.                         Nguyễn Thanh Thế (2015), “Nghiên cứu danh mục thuốc trước, sau khi thực hiện Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC và ý kiến của bác sỹ sử dụng thuốc trong danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa Hậu Giang năm 2013-2015”, Luận án chuyên khoa cấp II.

11.                        Dương thị Mai Trang (2006), Bảo hiểm y tế Việt Nam, Giáo trình Kinh tế Dược – Sau Đại học - Đại học Y Dược TP.HCM.

ĐT VN ĐỀ

 

 

 

Hiện nay, bệnh tai mũi họng còn ph biến Việt Nam trên thế giới. Cùng với sự phát trin mnh m của nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa là sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ. Từ đó đã kéo theo mt loạt những biến đổi khác n tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, s phát triển của các loại phương tiện cơ gii cũng như các loại hóa chất phục v cho sản xuất đời sống ngày càng phong phú. Tuy nhiên, nhà nước ta vẫn chưa nhng chế, chính sách phù hp vi nhng biến đổi đó. vy, sự biến đổi khí hậu và ô nhim môi trường tất yếu s xy ra làm ảnh hưởng rt lớn đến sc khỏe con người, trong đó bệnh của quan tai mũi họng chiếm một v trí quan trọng.

Nguyên nhân của bệnh rất đa dạng, ngoài yếu t dị ng, virus, vi khuẩn còn có bụi và các chất ô nhim khác trong môi trưng. Đặc biệt chính s nhy cm d bị tổn thương nm mạc do tác động của môi trường khí hậu đã dẫn đến nhiều bnh tai mũi họng mạn tính hoặc bệnh hay tái phát xuất hin nhiều biến chứng đòi hỏi bệnh nhân phi nhập viện để điều tr nội khoa phẫu thuật làm ảnh hưởng đến sc khỏe, kinh tế ngày công lao đng.

Biểu hiện bệnh rất đa dạng từ nhng bệnh điều trị nội khoa chủ yếu như viêm họng cấp, viêm thanh quản, phù n nắp thanh thiệt hay chy máu mũi cho đến nhng trường hợp cần can thiệp ngoi khoa n viêm Amiđan, viêm VA,  viêm mũi xoang hay viêm tai xương chũm. Đa số bệnh tai mũi họng không gây nguy him đến tính mạng, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sc khỏe của bệnh nhân, do đó làm gim chất lượng sống, hạn chế lao động sản xuất, học tập và tham gia hoạt động xã hội.

Trong thc tế bệnh Tai Mũi Họng vào điều tr nội trú có thể xy ra mọi la tuổi, cả nam ln nữ liên quan chặt ch với điều kin kinh tế hội, yếu t môi trường, khí hu địa dư. Tuy nhiên, tùy vào tng la tuổi cũng như các đc tính va nêu mà nhng bệnh đặc trưng phân b bệnh khác nhau. vy tìm hiu và theo dõi tình hình bệnh Tai Mũi Họng đến khám và điều trị nội trú là một vấn đ cần thiết.

Tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh TMH tại bệnh viện rất đông. Một số bnh nhân được điều trị ngoại trú tái khám nhiều lần, ngoài ra còn một số bệnh cần được cho vào viện điều trị nội trú. Tại bệnh viện đa khoa chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về tình hình khám và điều trị về bệnh TMH. Từ đó, chúng tôi thực hiện đề tài.

 “ Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng, đến khám và điều tr nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh trong 2 năm 2017 – 2018 .” để góp phần phòng bnh, chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng và nâng cao chất lượng khám điều trị . Nhằm  mục tiêu:

 

1.Tìm hiểu đặc điểm và một số yếu tố liên quan bệnh nhân tai mũi họng đến khám  và điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Như Thanh  trong 2 năm 2017 - 2018.

 

2. Nhận xét một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị  bệnh tai mũi mũi họng điều trị nội trú .


Chương 1

 

TỔNG QUAN TÀI LIU

 

 

1.1. LƯỢC ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH TAI MŨI HỌNG

 

1.1.1. Giải phu sinh tai

 

 

 

Hình 1: Giải phẫu tai (ảnh lấy từ ykhoaonline.com)

 

1.1.1.1. Giải phu tai

 

Tai chia ra làm 3 phn: tai ngoài, tai giữa tai trong.

 

- Tai ngoài: gm vành tai ống tai

 

-Tai gia: gm hòm nhĩ, vòi Eustache các tế bào chũm.

 

+ Mặt ngoài là màng nhĩ ngăn với tai ngoài.

 

+ Trong hòm nhĩ có: xương a, xương đe, xương bàn đạp tương ng với các xương trên xương búa, xương bàn đạp


+ Vòi Eustache: mt ống dài đ 3,5cm nối thông thùng tai vòm mũi họng, bình thường vòi khép lại chỉ m ra khi nuốt.

 

+ Thành sau của hòm nhĩ sào đạo thông với sào bào các tế bào chũm.

 Tai trong: gm tin đình ốc tai.

 

+ Tiền đình: gm 3 ống bán khuyên nm theo 3 bình diện trong không gian, phụ trách chc năng thăng bằng.

+ Ốc tai: hình ốc sên, 2 vòng ½, cơ quan Corti đm bảo chc năng nghe.

 

1.1.1.2. Sinh tai

 

 Tai ngoài: vành tai hng định hướng âm thanh. ng tai đưa sóng âm đến màng nhĩ.

 

 Tai gia: dẫn truyn âm thanh, biến thế bảo v tai trong. Màng nhĩ biến sóng âm thành rung đng học, truyn cho các xương a- đe- bàn đạp, rồi truyn tiếp vào tai trong cho cơ quan Corti.

 Tai trong: chức năng nghe chc ng thăng bằng [7].

 

1.1.2. Giải phu sinh mũi xoang

 

1.1.2.1. Giải phu mũi xoang

 

Mũi:

 

 Tháp mũi khung xương chính mũi, hai xương chính mũi nh chữ nhật nm ở hai bên r mũi hình thành vòm h mũi. Sụn tam giác tiếp nối xương chính mũi sụn nh mũi cuốn quanh cửa mũi. Tháp mũi được bao ph bên ngoài bởi lớp da cánh mũi.

 Hố mũi là hai ống dẹt nm song song với nhau gia, cách nhau bi vách ngăn. Lỗ trước hình tam giác gọi cửa mũi trước, lỗ sau hình xoan gọi cửa mũi sau. Trong h mũi các cuốn mũi: cuốn trên, cun gia cuốn dưới. Các cuốn tạo với thành ngoài h mũi các khe: khe trên l thông với xoang sau, khe gia lỗ thông với nhóm xoang trước, khe dưới ống l t. Toàn b hố mũi được lót bởi một lớp niêm mạc đặc biệt, liên tiếp vi niêm mc xoang, trong đó có tế bào lông chuyn.

 Phần trước của hố mũi sát cạnh ca mũi trước gọi tiền đình mũi, đây

 

không niêm mạc mà ch da và lông mũi.

Xoang: những hốc rỗng nm xung quanh mũi ăn thông với h mũi. Ở người trưởng thành có 5 đôi xoang chia làm hai nhóm:

 

+ Nhóm xoang trước: xoang trán, xoang hàm và xoang ng trước.

 

+ Nhóm xoang sau: xoang ng sau xoang bưm.

 

 

Hình 2: Giải phẫu mũi xoang- họng thanh quản (Atlas giải phẫu người)

 

1.1.2.2. Sinh mũi xoang

 

Mũi chức năng th, ngi phát âm.

 

+ Thở: nh cuốn dưới, h thống mạch máu, các tuyến tế bào lông chuyển nên không khí qua mũi được sưởi m, làm m lọc sạch trước khi vào phổi. Cuốn dưới tính chất cương nên điều chỉnh được luồng không khí cn thiết.

+ Ngi: do các tế bào thần kinh phần trên hố mũi, các dây thần kinh s qua mnh thủng xương sàng đ tới não.

+ Phát âm: mũi còn đóng vai trò phát âm (ging mũi) tạo ra âm sắc độ vang của tiếng nói.

 

- Xoang được xem như là các hốc hỗ trợ mũi, tăng thêm đ m, đ m điều hòa luồng không khí khi hấp và phát âm. Sinh của xoang dựa vào s lưu thông không khí và dẫn lưu nh các lỗ thông. Nếu lỗ thông tc, xoang lâm vào tình trng bệnh lý. S vận chuyển niêm dịch ca mũi xoang bao gồm hai q trình: trong xoang và ngoài xoang. Tất c các niêm dịch của mũi xoang đu được vận chuyn tới ca mũi sau, rồi xuống họng [6].

1.1.3. Giải phu sinh hng thanh qun

 

1.1.3.1. Giải phu họng thanh quản

 

Họng là ngã gia đường ăn đường thở, một ống màng nối t vòm họng xuống miệng thc quản, tiếp giáp dưới với thanh quản ( trước), thc quản (ở sau- dưới) được chia làm 3 phần: hng mũi, họng ming h họng. Niêm mạc hng thuộc tế bào gai với biu nhiu tầng, trong lớp đm nhiều tuyến nhy nang lympho. Trong lớp dưới niêm mạc ng hng mũi họng ming, có nhng ng rất giàu các nang lympho vai trò bảo v thể, chúng tập trung thành những khối gọi vòng Waldeyer, bao gm Amiđan vòm (còn gọi VA), Amiđan (A) vòi, A khu cái (thường gọi tắt A) A đáy lưỡi [10].

Thanh quản là b phn của đường hấp, nm gọn trong vùng H Họng- Thanh Quản. Thanh quản hình ống tht eo đoạn gia, doảng rng ra hai đầu, trên thông với hạ họng, dưới nối liền với k quản. Ch hẹp nht gia hai dây thanh gi thanh môn, phía dưới h thanh môn t chc liên kết dưi niêm mạc lỏng lo [12].

1.1.3.2. Sinh họng thanh quản

 

Họng quan trọng vì có chc năng: nut, thở, phát âm, nghe bảo v. Thanh quản 3 chc năng quan trọng: thở, phát âm và bảo vệ. C thể chung cho c Họng- Thanh quản ta thy có nhng chc năng sau:

 

+ Chc năng nuốt: Họng tham gia vào thì 2 của chức năng nut

+ Chc năng thở: Họng được coi một cái ng đ không khí đi qua. Thanh quản nơi hẹp nhất của đường th không k qua lại, nên các bệnh vùng họng thanh quản rất d gây nên khó thở.

+ Chc năng phát âm: Họng đóng vai trò cộng hưởng trong phát âm đặc biệt khi phát âm các ph âm n như K, Kh, Gh và các nguyên âm thì miệng A, E, O, U. Thanh quản cơ quan phát âm nh sự rung động của 2 dây thanh khi áp lc của luồng không khí tphi đi lên.

            + Chc năng nghe: Thông qua động tác nuốt, mở vòi nhĩ, tạo cân bằng áp lực hòm nhĩ với bên ngoài, giúp màng nhĩ rung động bình thường.

 

+ Chc năng bảo vệ: Hng vòng bạch huyết Waldeyer với vai trò bảo vệ cơ thể thông qua chế miễn dịch. Thanh quản chc năng bảo vệ thông qua 2 phản xạ: phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài phản xạ co thắt để giữ không cho các dị vật lọt vào đường th [12].

1.2. YẾU TỐ NGUY THUẬN LỢI CỦA BNH

 

1.2.1. Tuổi

 

Tùy theo mỗi loại bnh tai mũi họng (TMH) mà tần suất mắc bệnh các la tuổi khác nhau:

Viêm tai gia bệnh rất hay gặp trẻ em, nguyên nhân ch yếu do bệnh mũi xoang. Theo Nhan Trừng Sơn (2011), tần suất viêm tai gia (VTG) dịch chung 7.1%, trong đó tập trung cao nhất 2 tuổi (chiếm 22%) [10]. Ngoài ra, theo nghiên cu của Nguyễn Th Hoài An (2003), VTG dịch mạn tính trẻ em Hà Nội: trẻ em mắc bệnh là 8.9%, tr <3 tuổi là 12.09%, cao nhất là 2 tuổi: 12.21% [1].

Độ tuổi từ 20 tới <60 có tỷ lệ viêm mũi dị ứng (VMDƯ) cao hơn các lứa tuổi khác, đặc biệt là <30 tuổi tỷ lệ cao nhất, càng cao tuổi càng giảm dần [7].

Polyp mũi xoang th xy ra mọi la tuổi, tần suất của polyp mũi xoang gia tăng theo tuổi đạt mc cao nhất tuổi từ 40-50. Hiếm khi polyp xy ra trẻ em dưới 10 tuổi [9].

Vẹo vách ngăn(VVN) mũi thường thấy nhất ở người lớn, nhưng cũng không hiếm ở thiếu niên và trẻ em. VVN mũi bắt đầu xuất hiện ở 6 tuổi, người ta cũng có thể thấy ở trẻ con 2-3 tuổi, mặc dù rất hiếm [10].

Viêm thanh quản cấp hay gặp ở trẻ em, diễn biến nhanh, nguy hiểm. Ngược lại, viêm thanh quản mạn tính thường không đột ngột, diễn ra từ từ, kéo dài trên 3 tuần, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em [12]. Sau sinh VA lớn nhanh trong 3 năm đầu, sau đó phát triển chậm lại và thoái hóa ở tuổi dậy thì

1.2.2. Giới tính

Ung thư vòm mũi họng nam gặp nhiều hơn nữ với tỷ suất là 3/1. Tương tự, UTTQ nam cũng gặp nhiều hơn nữ với tỉ suất là 5/1 [9].

1.2.3. Dân tộc

  Vùng có nguy cơ cao nhất là miền Nam Trung Quốc và phần lớn các nước

Đông Nam Á với tỷ lệ 20- 30/100000 dân, tương ứng với dân da vàng. Vùng có nguy cơ thấp nhất là châu Âu, châu Mỹ và ở các nước công nghiệp phát triển (châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Úc) với tỷ lệ 0.1- 0.5/100000 dân, tương ứng với dân da trắng.

 

 

1.2.4. Mùa- Khí hậu- Thời tiết

Theo Phùng Minh Lương (2011), viêm mũi dị ứng hay xuất hiện vào mùa khô (14.9%) hơn mùa mưa (9.8%). Tương tự, viêm A mạn tính cũng xuất hiện vào mùa khô (22.0%) nhiều hơn mùa mưa (10.9%) [12].

1.2.5. Vệ sinh- Môi trường

VTG ứ dịch chịu ảnh hưởng của các yếu tố như nhiễm trùng đường hô hấp

(NTĐHH) trên bao gồm vệ sinh kém, bụi, khói thuốc lá, dị ứng, VA phì đại…[7].

+ Nhà trẻ: Nhóm trẻ được chăm sóc ở nhà trẻ có tỷ lệ VTG cao hơn nhóm trẻ được chăm sóc tại nhà. VTG trong trường hợp này được coi như là biến chứng của NTĐHH trên. Những yếu tố góp phần tăng nguy cơ VTG là số lượng trẻ trong nhà trẻ.

+ Khói thuốc lá: hít khói thuốc làm tăng nguy NTĐHH ng như VTG là do nhng thay đổi về mặt bệnh học sinh lý của đường hô hấp.

          Chất lượng không khí được cải thiện liên quan đáng k đến gim thấp t lệ

 

mắc bệnh nhim trùng tai thường xuyên tr em [12].

1.2.6. Các yếu tố khác

 

Ngoài ra các yếu tố n chấn thương, d tt bm sinh, giải phẫu, sử dụng kháng sinh hóa cht… cũng góp phần m gia tăng bệnh TMH:

VTG bệnh thưng gặp nhất trong nhi khoa bởi vòi nhĩ trẻ ngn n, hẹp hơn nm ngang hơn so với người lớn. Hẹp OTN, nút ráy tai d tạo điu kiện viêm OTN [8 ].

các viêm nhim họng, ming: như sâu răng, viêm lợi, viêm VA,viêm xoang do đặc đim cấu trúc giải phẫu ca A nhiều khe kẽ, hc, ngách nơi cư trú, ẩn náu và phát triển của vi khuẩn.

1.3. HẬU QU CỦA BỆNH TMH

 

Bản thân các bệnh TMH thường ít gây nguy him đến nh mạng. Tuy nhiên, trong một vài điều kin đặc biệt, bnh TMH vẫn có thể gây nên nhng biến chứng ở não, màng não, phế quản phổi với nguy cơ t vong cao. Biến chứng nội sọ (BCNS) do tai vẫn còn phổ biến Việt Nam gặp mọi la tuổi, cả trẻ em và người lớn. BCNS do tai là một cấp cứu trong tai mũi họng thường gp, t lệ tử vong còn cao. Các biến chng hay gặp như viêm màng não, viêm tĩnh mch bên, viêm não, apxe đại tiu não, viêm mê nhĩ, liệt mặt ngoi biên (tổn thương dây VII). Tai mũi họng một viêm, đó nhng viêm mạn tính cha vi trùng như viêm A, teo hốc mủ,viêm xoang mạn…

1.4.  TÌNH  HÌNH  NGHIÊN  CỨU  V BỆNH  TMH  

Theo nghiên cứu của Phan Văn Dưng, t lệ bệnh TMH vào điều trị nội trú tại khoa TMH bnh viện Trung Ương Huế (năm 20011) là H- TQ: 37.4%, mũi xoang: 26.6%, tai: 21.4%, d vật: 10.1% [5]

Theo nghiên cu của Trịnh Xuân Ba, Hunh Ngọc Thành và Phùng Minh Lương tại bệnh viện Đa Khoa II m Đng năm 2011 thì bệnh nhân điều tr bằng phẫu thuật chiếm 59.9% so với 40.1% bệnh nhân điều tr nội khoa. Ngoài ra, t lệ phẫu thuật ca các nhóm bnh TMH là: các bệnh mũi xoang: 44.2%, các bệnh họng- thanh qun: 37.2%, các bệnh tai: 12.4% d vật: 6.2%. Trong đó, cắt A: 23.1%, phẫu thuật chỉnh hình vách mũi: 14.1%, nội soi nạo xoang: 13.9%, no VA: 12.2% .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 2

 

ĐỐI TƯỢNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

 

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CU

         Đối tượng nghiên cu gm: Tất cả bệnh nhân tai mũi họng đến khám và điều trị nội trú tại bệnh viện Như Thanh từ ngày 1/1/2017 – 31/12 2018

2.1.1. Tiêu chun chn mẫu

 

Là những bệnh nhân đến khám và  điều trị nội trú trong  thời  gian  từ  01/01/2017  đến  hết  ngày 31/12/2018.với chẩn đoán các bệnh TMH, được ghi lại trong sổ khám bệnh và sổ  ra vào viện tại các khoa, bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh

2.1.2. Tiêu chun loại trừ

 

Các ghi chép của bệnh nhân trong h bệnh án không đy đủ thông tin giúp cho việc nghiên cứu.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

 

 ÁP  dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô t cắt ngang.

 

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

  Tất cả bệnh nhân  đến khám và điều trị  bệnh TMH tại các khoa, bệnh viện Như Thanh từ ngày 1/1/2017 – 31/12 2018

2.2.3.Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện đa khoa Như Thanh

  2.2.4. Phương pháp thu thập thông :

 Do đặc điểm nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân bị bệnh TMH điều trị,  kỹ thuật thu thập thông tin  được áp dụng là ghi lại số liệu có sẵn trong sổ khám bệnh và hồ sơ bệnh án gốc, sổ phẫu thuật, sổ ra vào viện được lưu trữ tại bệnh viện đa khoa Như Thanh

2.2.5. Phân tích số liệu

- Lập bảng thống kê

- Tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình.

- Kiểm định bằng các thuật toán thống kê.                                                

  Các kết quả được nghiên cứu phân tích và xử lý theo phương pháp thống kê y học trên phần mềm EPIENFO đảm bảo đúng quy định của việc nghiên cứu y sinh học trong nghiên cứu khoa học quy định.

 

2.2.6. Đạo đức nghiên cứu:

           Đây là nghiên cứu hồi cứu sử dụng các thông tin trên hồ sơ bệnh án, không can thiệp trực tiếp đối tượng . Mọi thông tin  nghiên cứu đều được đảm bảo giữ bí mật nên không có vấn đề vi phạm về đạo đức trong nghiên cứu này.

2.2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.7.1. Đặc điểm tình hình bệnhnhân đến khám và điều trị bệnh TMH

- Tỷ lệ bệnh nhân mắc Bệnh TMH đến khám và điều trị: Được xác định bởi tổng sốlượt  bệnh nhân đến khám và điêut trị so với các nhóm bệnh khác.

- Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH điều trị nội trú. Là số BN vào điều trị so với tổng số khám về bệnh TMH

- Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH khám chuyển tuyến: là  số bệnh nhân  chuyển tuyến so với tổng số khám các bệnh tại mũi họng.

- Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH khám chuyển tuyến theo nhóm bệnh : là  số bệnh nhân  chuyển tuyến  theo nhóm bệnh, so với tổng số phải chuyển

 

2.2.7.2. Các yếu tố liên quan bệnh nhân mắc bệnh TMH điều trị nội trú

-  Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH điều trị nội trú tại các khoa. Là số BN vào điều trị tại khoa, so với tổng số  bệnh nhân điều trị nội trú về bệnh TMH

 

-         Giới tính: Được phân thành nam n

 

-         Tuổi của bệnh nhân: Bệnh nhân được chia làm các nhóm tuổi: Dưới 6 tuổi, 6 – 11; > 11- 18; > 18 – 35; > 35 – 55; > 55 – 65 và trên 65

-         Nghề nghip:

Bệnh nhân được chia thành 5 nhóm: nh tuổi, cán b viên chức (CBVC), học sinh sinh viên (HSSV), lao động chân tay (LĐCT) : Gồm người lao động trực tiếp làm nông nghiệm, lâm nghiệp, công nhân xí nghiệp hầm mỏ;Lao động tự do gồm những người buôn bán, kinh doanh.

-         Theo địa dư:  Hầu hết các bnh nhân TMH đến khám và điều trị cư trú ch yếu tại các xã trong huyện và một số xã của các huyện lân cận., do đó địa dư của bệnh nhân trú được phân thành 4 nhóm

+  Khu vực phía bắc gồm;  xã Xuân Thọ, Cán khê, Xuân du

+ Khu vực phía nam : Gồm các xã: Thanh kỳ, Thanh Tân, Yên lạc

+ Khu vực trung tâm: Gồm các xã: Phượng nghi, Mậu Lâm, Phú Nhuận,

Thị trấn, Yên thọ, Xuân Phúc, Phúc đường,  Xuân Thái, Hải Long, Xuân Khang.

+ Khu vực Khác : Là những bệnh nhân có địa chỉ ngoài huyện Như

Thanh.

-         Phương thc trả viện phí:

Được phân làm 2 nhóm là bảo him y tế (BHYT) và không có BHYT.

 

-         Thời gian đến  Nhập viện điều trị tại khoa

 

-         Thời gian nm vin (ny):

 

Da vào ngày nhập và xuất viện, đưc phân tích theo phân nhóm bnh TMH.

 

2.2.7.3. Một số yếu tố liên quan phẫu thuật thường gặp và kết quả điều trị bệnh Tai mũi họng điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Như Thanh.

-          Xác định tỷ lệ chung về phẫu thuật  hay gặp: Là số phẫu thuật so tổng số điều trị về bệnh TMH

-         Tỷ lệ phẫu thuật  theo hình thức chi trả : Là số phẫu thuật  có thẻ BHYT và số tự chi trả 

-          Một số phẫu thuật hay gặp theo nhóm bệnh TMH

-         Kết quả điều trị

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 3

 

KẾT QUẢ NGHIÊN CU

 

 

3.1. ĐẶC ĐIM MÔ HÌNH  VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN  CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TAI MŨI HỌNG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

3.1.1. Đặc điểm, tình hình  bệnh  nhân TMH đến khám và điều trị tại bệnh viện

 

Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH.

 

               Bệnh nhân

Tỷ lệ

n

%

Số Bệnh nhân mắc bệnh TMH

25.654

27,9

Các bệnh khác

65.784

72,1

Tổng

91.938

100

 

Nhận xét:  Tổng số bệnh nhân mắc bệnh  đến khám là 91.938, tỷ lệ mắc bệnh TMH  là 27,9 %

 

Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH đến khám và điều trị nội trú

 

                      Bệnh nhân

Tỷ lệ

n

%

Khám điều trị ngoại trú

20.383

79,4

Điều trị nội trú

5.271

21,6

Tổng

25.654

100

 

Nhận xét: Tổng số bệnh nhân mắc bệnh TMH  là 25.654, tỷ lệ khám điều trị ngoại trú chiếm 79,4 %; tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú thấp hơn chiếm 21,6 %

.

Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh TMH  chuyển tuyến

 

                  Bệnh nhân

Tỷ lệ

n

%

Số khám và điều trị  nội trú

25.459

99,2

Số chuyển viện

    195

0,8

Tổng

25.654

100

 

Nhận xét: Số bệnh nhân mắc bệnh TMH  khám và  điều trị nội  chiếm tỷ lệ cao 99,2%; tỷ lệ chuyển tyến thấp chỉ có 0,8 %

 

 

 

 

Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh TMH  chuyển tuyến ngoại trú và nội trú.

 

                  Bệnh nhân

Tỷ lệ

n

%

Bệnh nhân Ngoại trú

129

66

Bệnh nhân  điều trị nội trú

66

34

Tổng

195

100

 

Nhận xét: T lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH  khám điều trị ngoại trú phải chuyển chiếm tỷ lệ cao 66%; bệnh nhân điều trị nội trú chuyển viện tỷ lệ thấp 34 %

 

 

Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân TMH   khám  và điều trị chuyển tuyến  theo nhóm bệnh .

Nhóm bệnh

Bệnh

Tỷ lệ

N

%

Họng thanh quản

 

Viêm Họng

0

0

Viêm Amidan

5

9,8

Viêm VA

6

11,7

 

Hạt xơ/  u nang dây thanh

96

49,2

 

Apxe A/ quanh A

0

00

Tổng 1

107

54,9

 

Mũi xoang

 

Vẹo vách ngăn

13

6,7

Viêm mũi/xoang/đa xoang

32

16,4

Gãy xương chính  mũi

2

1,0

Polyp mũi

0

0

 

Dị dạng cuốn mũi

14

7,2

Tổng2

61

31,3

Tai

 

Viêm tai gia

8

4,1

Dò luân nhĩ

0

0

Viêm tai xương chũm

19

9,7

Tổng 3

27

13,8

                                            Tổng 1+ 2 + 3

195

100

 

Nhận xét: Số bệnh nhân phải chuyển  thuộc nhóm bệnh hng thanh quản (54,9%), trong đó bệnh Hạt xơ/  u nang dây thanh chiếm cao nhất 49,2%;   chiếm t lệ cao nhất. Nhóm d vật chiếm t lệ thấp nht (1.4%). Tiếp theo là nhomas bệnh Mũi xong 31,1%.  Thấp nhất  số bệnh nhân mc bệnh thuộc nhóm bệnh Tai 13,8%.

 

 

 

 

 

3.1.2.Đặc điểm và  một số yếu tố liên quan  bệnh nhân TMH điều trị nội trú.

 

Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH  điều trị nội  trú tại các khoa

 

                  Khoa điều trị

           Tỷ lệ

n

%

Ngoại -  liên khoa

887

16,8

Cấp cứu HS – Nhi

2.749

52,1

 Nội

372

7,1

Truyền Nhiễm

1.263

24

Tổng

5.271

100

 

Nhận xét:  Số bệnh nhân điều trị tại khoa Cấp cứu hồi sức Nhi chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 52,1%;  Tiếp đến khoa truyền nhiễm 24%; khoa Ngoại liên chuyên khoa 16,8%; Thấp nhất khoa nội 7,1%

 

 

Bảng 3.7: Tỷ lệ bện nhân điều trị nội trú theo giới

 

                            Giới

               Tỷ lệ

n

%

Nam

2.936

55,7

Nữ

2.335

44,3

Tổng

5.271

100

 

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh TMH nam chiếm tỷ lệ cao  55,7%, nữ tỷ lệ mắc thấp hơn 44,3%.

 

Bảng 3.8. Tỷ lệ bện nhân điều trị nội trú theo tuổi

 

                                 Độ tuổi

                  Tỷ lệ

n

%

<6

1.397 *

26,5

6-11

1.070

20,3

>11-18

986 *

18,7

>18- 35

717*

13,6

>35 - 55

569

10,8

>55 - 65

374

7,1

>65

158

3

 Tổng

5.271

100

 

Nhận xét: T lệ bệnh TMH cao nhất độ tuổi < 6 tuổi gim dần các tuổi lớn hơn 6- 11 tuổi 20,3%; tuổi > 18 – 35  (18,7% ); độ tuổi > 35 – 55 là 10,8 %; Thấp nhất độ tuổi > 65 là 3 %.

 

 

 

Bảng 3.9: Tỷ lệ bệnh nhân điều trịnội trú theo nghề nghiệp

 

                 Nghề nghiệp

               Tỷ lệ

      n

     %

Cán bộ viên chức

768

14,6

Học sinh, sinh viên

1.325

25,1

< 6 tuổi

1.397

25,5

Lao động chân tay

992

18,8

Lao động tự do

789

15

Tổng

5.271

100

 

Nhận xét: t lệ  bệnh TMH  tré em dưới 6 tuổi cao nhất 25,5%. Tiếp đến Học sinh sinh viên 25,1% ; Lao động chân tay 18,8%   thấp nhất là cán bộ viên chức 14,6%.

 

Bảng 3.10: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú theo địa dư

 

                         Địa dư

              Tỷ lệ

n

%

Khu vực phía bắc

716

13,6

Khu vực Phía nam

986

18,7

Khu vực trung tâm

3.126

59,3

Khác

443

8,4

Tổng

5.271

100

 

Nhận xét: T lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH điều trị nội trú có địa chỉ khu vực trung tâm huyện chiếm tỷ lệ cao 59,3%.; Khu vực phía nam 18,7%; Tiếp đến khu vực phía bắc 13,6%; thấp nhất khu vực ngoài huyện 8,8%.

 

 

Bảng 3.11: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú theo phương thức chi trả viện phí

 

              Hình thức chi trả

             Tỷ lệ

     n

       %

 BHYT

5144

97,6

Tự chi trả

127

2.4

Tổng

5.271

100

 

Nhận xét: Bệnh nhân có thẻ BHYT điều tị nội trú chiếm tỷ lệ cao 97,6%; tỷ lệ bệnh nhân hình thức tự chi trả viện phí chiếm tỷ lệ rất thấp 2.4%

 

 

 

Bảng 3.12: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú theo  mùa

 

     Mùa

             Tỷ lệ

      n

      %

Xuân

880

16,7

1671

31,7

Thu

1492

28,3

Đông

1228

23,3

Tổng

5271

100

 

Nhận xét: Bệnh nhân điều trị vào mùa hè  chiếm tỷ lệ cao nhất 31,7%; tiếp đến mùa thu 28,3%, Mùa đông 23,3% thấp nhất mùa Xuân 16,7%.

 

3.2.  MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN PHẪU THUẬT THƯỜNG  GẶP VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ  BỆNH TMH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

3.2.1. Một số yếu tố liên quan phẫu thuật thường gặp.

Bảng 3.13: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị có phẫu thuật

 

  Phẫu thuật

              Tỷ lệ

      n

     %

185

3.5

Không

5086

96,5

Tổng

5271

100

 

Nhận xét:  Tỷ lệ bệnh nhân điều trị không phẫu thuật cao 96,5 %; bệnh nhân có phẫu thuật chiếm tỷ lệ thấp 3,5%.

 

 

Bảng 3.14: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị có phẫu thuật theo hình thức chi trả

 

  Hình thức chi trả

              Tỷ lệ

      n

     %

BHYT

185

100

Tự chi trả

0

0

Tổng

185

100

 

Nhận xét: Số bệnh nhân phẫu thuật theo hình thức chi trả, có BHYT tổng 185 là 100%. Không có bệnh nhân phẫu thuật do tự chi trả viện phí.

 

 

 

 

 

 

Bảng 3.15: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú bệnh TMH có phẫu thuật theo nhóm bệnh.

 

 

Nhóm bệnh

                 Bệnh

Tỷ lệ

n

%

 

 

 

 

Họng thanh quản

Viêm Amidan

124

67%

Viêm VA

2

1,1

 

Hạt xơ/ polyp/ u nang dây thanh

0

0

 

Apxe A/ quanh A

0

0

 

 

 

 

 

 

Mũi xoang

 

Vẹo vách ngăn

0

0

Viêm xoang/đa xoang

0

0

Gãy xương chính  mũi

3

1,6

Polyp mũi

00

 

 

Dị dạng cuốn mũi

00

 

 

 

Tai

Viêm tai gia

0

0

Dò luân nhĩ

6

3,3

Viêm tai xương chũm

0

0

 

Tổng

 

185

100

 

Nhận xét: Tỷ lệ phẫu thuật chủ yếu nhóm bệnh Họng , Bệnh Viêm Amidan chiếm tỷ lệ cao nhất 67%; Tiếp đến phẫu thuật bệnh dò luân nhỉ 3,3%Gãy xương chính mũi 1,6%; Viêm VA 1,1%. Các phẫu thuật khác không có.

 

3.2.2. Kết quả điều trị bệnh nhân  TMH  điều nội trú

Bảng 3.16: Kết quả điều trị chung bệnh TMH

 

Kết quả

Tỷ lệ

n

%

Khỏi

5205

98,7

Biến chứng

00

00

Nặng chuyển tuyến

66

1,3

Tổng

5271

100

 

Nhận xét Bệnh nhân mắc bệnh TMH điều trị khỏi chiếm tỷ lệ cao 98%; bệnh nhân nặng điều trị không đỡ phải chuyển tuyến là 1,3%; Không có bệnh nhân biến chứng

 

 

 

 

 

 

 

Chương 4

 

BÀN LUẬN

 

 

4.1. ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH  VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN  CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TAI MŨI HỌNG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

4.1.1. Đặc điểm, mô hình  bệnh  nhân TMH đến khám và điều trị tại bệnh viện

      Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH đến khám và điều trị nội trú chiếm 27,9 %

 So với tổng số bệnh nhân các nhóm bệnh khác (65.784 bệnh nhân).   tỷ lệ khám điều trị ngoại trú chiếm 79,4 %; tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú thấp hơn chiếm 21,6 %.

Tỷ lệ bệnh TMH chuyển tuyến thấp chỉ có 0,75 %   ( 195 Bệnh nhân)  trong đó bệnh nhân khám điều trị ngoại trú phải chuyển chiếm tỷ lệ cao 66%; bệnh nhân điều trị nội trú chuyển viện tỷ lệ thấp 34 %.

Tỷ lệ bệnh nhân chuyển theo nhóm bệnh Số bệnh nhân phải chuyển  thuộc nhóm bệnh họng thanh quản (54,9%), trong đó bệnh Hạt xơ/  u nang dây thanh chiếm cao nhất 49,2% chiếm tỷ lệ cao nhấ chúng tôi giải thích vì kỹ thuật mổ hạt xơ/ unang dây thanh tại bệnh viện chưa thực hiện được nên tỷ lệ chuyển cao là phù hợp . Tiếp theo là nhóm bệnh Mũi xong 31,1%.  Thấp nhất  số bệnh nhân mắc bệnh thuộc nhóm bệnh tai 13,8%.

4.1.2. Các yếu tố liên quan  bệnh nhân TMH điều trị nội trú.

Số bệnh nhân điều trị tại khoa Cấp cứu hồi sức Nhi chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 52,1%  đây chúng ta có thể  giải thích tại bệnh viện Như Thanh bệnh nhân mắc bệnh TMH được điều trị ở tất cả các khoa, trong khi phân luồng bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân < 6 tuổi đều bố trí  vào khoa Hồi sức cấp cứu – Nhi, trong khi đó tỷ lệ bệnh Nhi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các độ tuổi.;  Tiếp đến khoa truyền nhiễm 24% chúng ta cũng có thể giải thích là do hằng năm có những dịch cúm, bệnh nhân bị cúm có biến chứng sang bệnh TMH nên hầu như những bệnh nhân này được xắp xếp phân luồng điều trị tại khoa truyền nhiễm để tránh lây lan; Khoa Ngoại liên chuyên khoa 16,8% chủ yếu là những bệnh nhân mắc bệnh TMH nặng vào điều trị cần có sự can thiệp của chuyên khoa và cần được phẫu thuật; Thấp nhất khoa nội 7,1% , bệnh nhân ở đây thường là mắc bệnh nội khao là chính và có kèm bệnh về tai mũi họng. Như vậy tỷ Bệnh nhân mắc bệnh TMH vào điều trị tại các khoa là phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sỹ bệnh viện đa khoa Như Thanh hiện nay.

Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh TMH giữa nam và nữ có khác nhau. Nam  chiếm tỷ lệ cao  55,7%, nữ tỷ lệ mắc thấp hơn 44,3%, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (có thể là nam có tỷ lệ chấn thương mũi  do tai nạn giao thông và vẹo vách ngăn thường hay xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. Cộng thêm nam giới ít quan tâm bảo vệ mũi xoang như đeo khẩu trang, vệ sinh mũi, nhưng lại làm những công việc hay tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh mũi xoang hơn nữ như khói, bụi trong các công trường xây dựng, nhà máy, xí nghiệp…). So sánh với kết quả của Trần Thị Thảo Anh (2010) [3], kết quả của chúng tôi tương tự,

Tuổi: Tỷ lệ bệnh TMH cao nhất ở tuổi < 6 tuổi 26,5 % và giảm dần ở các nhóm tuổi cao hơn lần lượt là 6- 11 tuổi 20,3%; tuổi > 18 – 35  (18,7% ); độ tuổi > 35 – 55 là 10,8 %; Thấp nhất độ tuổi > 65 là 3 %. Lý do là viêm tai giữa chiếm tỷ lệ cao nhất, viêm tai giữa hay gặp ở trẻ em <6 tuổi, đặc biệt là viêm tai giữa cấp (Viêm tai giữa thường đi kèm với viêm VA và do cấu tạo vòi nhĩ của trẻ ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn người lớn nên vi khun và chất xuất tiết mũi họng rất dễ lan lên tai gia. Đồng thời, niêm mạc đường hấp của tr cũng nhy cm, rt dễ phn ng với nhng kích thích làm tăng xut tiết, đng nhiều hòm nhĩ gây viêm). Viêm tai giữa liên quan mật thiết với tình trạng NTĐHH trên. Kết quả nghiên cứu cử chúng tôi So sánh với kết quả ca Trần Th Thảo Anh (2010) [3], kết quả của chúng tôi và Châu Ngọc Linh ( 2016) [1] là phù hợp tỷ lệ mắc giảm theo lứa tuổi .

Nghề nghiệp: Tương hợp với tuổi, Trẻ em < 6 tuổi ( 26,5 % ) học sinh  sinh viên 25,1% có t lệ  mắc bệnh TMH  cao hơn so với nhóm tuổi khác .  Tương t, được giải thích do viêm A mạn tính chỉ định phẫu thuật hay gặp nhất tr em t lệ cao nhất trong bnh họng thanh qun. Còn nhóm Lao động chân tay Tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn đứng thứ 3 (18,8% ) . th giải tch do nhng người này chu tác động trc tiếp nhiều hơn của sự thay đi thời tiết tiếp xúc thường xuyên hơn với khói xe, bụi, ô nhim môi trường nên m ng nguy mắc các bnh về mũi xoang . thấp nhất là cán bộ viên chức 14,6%.  So sánh với kết quả của Trần Th Thảo Anh (2010) [3], 2 kết quả tương hợp nhau.

Địa dư: T lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH điều trị nội trú có địa chỉ khu vực trung tâm huyện chiếm tỷ lệ cao 59,3%.; Khu vực phía nam 18,7%; Tiếp đến khu vực phía bắc 13,6%; thấp nhất khu vực ngoài huyện 8,8%. Với kết quả nghiên cứu của chúng tôi theo địa dư được lý giửi đó là: Các bệnh nhân có địa chỉ khu vực phía bắc ( Xã xuân Thọ, Cán khê, Xuân Du ) và phía nam ( Xã Thanh Kỳ, Thanh Tân, Yên Lạc) Với tỷ lệ dân số ở đây ít so khu vực trung tâm. Xong điều đáng nói ở đây về vị trí địa lý hai khu vực này khoảng cách  xa bệnh viện bệnh viện Như Thanh, đường xá đi lại khó khăn không thuận tiện về giao thông, trong khi đó người bệnh khu vực phía bắc và phía nam họ đi đến bệnh viện triệu sơn và bệnh viện đa khoa Tĩnh gia gần hơn và giao thông thuận tiện hơn. Hơn nữa có lẽ do cơ chế thông tuyến bảo hiểm y tế, nên người bệnh đến khám hai bệnh viện nói trên. Đây cũng là vấn đề bất cập cho bệnh viện Như Thanh trong công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân sinh sống hai khu vực này.

Tỷ lệ Bệnh nhân có thẻ BHYT điều tị nội trú chiếm tỷ lệ cao 97,6%; tỷ lệ bệnh nhân hình thức tự chi trả viện phí chiếm tỷ lệ rất thấp 2.4%. Đây cũng giải thích có lẽ tỷ lệ người không có thẻ BHYT tại huyện Như Thanh thấp, hơn nữa những người không có thẻ BHYT chỉ vào viện điều trị khi bệnh nặng hoặc tự điều trị kéo dài không đỡ.

Tỷ lệ bệnh nhân điều trị theo mùa: Bệnh nhân bị bệnh TMH vào điều trị  vào mùa hè chiếm tỷ lệ cao nhất  nhất mùa  hè 31,7%; tiếp đến mùa thu 28,3%, Mùa đông 23,3% thấp nhất mùa Xuân 16,7%. Mùa xuân bệnh nhân mắc bệnh TMH vào điều trị thấp nhất  có thể đây là các tháng gần dịp Tết nên số lượng bệnh nhân vào điều trị giảm nhiều so với các mùa khác. Còn mùa hè và mùa thu , số lượng bệnh nhân tăng  có thể là do đây là thời gian nghỉ hè của HSSV, cộng thêm thời điểm giao mùa nên dễ phát triển các bệnh TMH. So sánh kết quả của tác giả khác[1]

 

Tác giả

Mùa xuân

Thu

Đông

 

Châu Thị Ngọc Linh (2016)

 

16.9%

 

28.2%

 

33.6%

 

21.3%

Nguyễn Văn Phụng

     16,7%

31.7

28,3

23,3

Hai kết quả tương hợp nhau

 

 

4.2.  MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN PHẪU THUẬT THƯỜNG THƯỜNG GẶP VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ  BỆNH TMH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến  phẫu thuật thường gặp.

Số bệnh nhân phẫu thuật có bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ 100%.  Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật so với bệnh nhân được điều trị nội khoa có sự khác biệt quá lớn .

 Số điều trị ngoại khoa chỉ chiếm 3,5%. Trong đó ở nhóm bệnh họng thanh quản chiếm tỷ lệ cao, trong đó cắt Amydan 67%,  nạo VA 1,1% ; Còn nhóm mũi  xoang  chỉ có  thực hiện được phẫu thuật xương chính mũi 3,3%; Nhóm tai  phẫu thuật luân nhĩ 1,6%.  . So sánh số lượng phẫu thuật và số kỹ thuật  thực hiện với kết quả nghiên cứu của Châu Ngọc Linh ( 2016) [1]

Tên phẫu thuật

   Số lượng PT

Tại BVĐ Như Thanh

Số lượng PT

Tại BV ĐH y Huế

Cắt A

124

778

Nạo VA

2

165

Cắt hạt xơ/

polyp/ u nang dây thanh

0

 

87

Dẫn lưu apxe

A/ quanh A

0

 

20

Chỉnh hình

vách ngăn

0

 

165

Nâng xương

chính mũi

3

 

92

Cắt polyp mũi

0

43

Chỉnh hình

cuốn mũi

0

 

32

Chích rạch màng nhĩ+ đặt

Diabolo. Vá nhĩ

0

 

182

Bóc dò luân nhỉ

6

57

Khoét chũm tiệt  căn

0

35

Nội soi gắp dị vật

0

18

 

Chúng ta thấy  bệnh viện đa khoa tỷ lệ phẫu thuật quá ít, và kỷ thuật phẫu thuật được với tỷ lệ số khá khiêm tốn, nên từ đó một số bệnh nhân mắc bệnh TMH liên quan những phẫu thuật trên bệnh viện Như Thanh chưa thực hiện được phải chuyển tuyến . ở đây chúng ta có thể giải thích rằng do đơn vị còn thiếu một số trang thiết bị y tế để khám và phẫu thuật, hơn nữa trình độ chuyên môn đội ngũ thầy thuốc chưa thực hiện được các phẫu thuật trên. 

4.2.2. Kết quả điều trị bệnh nhân  TMH  điều nội trú

         Bệnh nhân mắc bệnh TMH điều trị khỏi chiếm tỷ lệ cao 98%; bệnh nhân nặng điều trị không đỡ phải chuyển tuyến là 1,3%; Không có bệnh nhân biến chứng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                      KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu bệnh nhân Tai mũi họng đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh  trong 2 năm 2017 – 2018, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm, tình hình  bệnh  nhân TMH đến khám và điều trị tại bệnh viện

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH chiếm 27,7%

Tỷ lệ chuyển  tuyến 0,8.Trong đó:  Chuyển ngoại trú 66% cao hơn nội trú 34%

 Tỷ lệ chuyển tuyến theo nhóm bệnh cao nhất nhóm Họng thanh quản 54%

 Tỷ lệ bệnh nhân điều trị  ngoại trú 79,4%   ; Nội trú 21,6%

 Giới: 51.4% nam và 48.6% nữ

2. Đặc điểm và một số  yếu tố liên quan  bệnh nhân TMH điều trị nội trú.

Tỷ lệ BN TMH điều trị tại các khoa: tại khoa HSCC – Nhi cao nhất 52,1%, Khoa truyền nhiễm 24%, Khoa ngoại Liên chuyên khoa 18,8%, Khoa nội 7,1%

Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh TMH Namều hơn nữ ( 44 mũi xoang ở nam giới (22.2%) cao hơn ở nữ giới (16.6%), tỷ lệ mắc bệnh tai ở nam giới (16.5%) lại thấp hơn ở nữ giới (23.8%) (p<0.05).

Tuổi: Tỷ lệ bệnh TMH  cao nhất ở tuổi < 6 T , giảm dần ở các tuổi lớn hơn 6- 11 tuổi 20,3%; tuổi > 18 – 35  (18,7% ); độ tuổi > 35 – 55 là 10,8 %; Thấp nhất độ tuổi > 65 là 3 %.

Nghề nghiệp: T lệ bnh TMH cao nhất nhóm < 6 T 25% học sinh sinh viên  25,1% ; Lao động chân tay 18,8%   thấp nhất là cán bộ viên chức 14,6%.

Địa dư: Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh TMH điều trị nội trú có địa chỉ khu vực trung tâm huyện chiếm tỷ lệ cao 59,3%.; Khu vực phía nam 18,7%; Tiếp đến khu vực phía bắc 13,6%; thấp nhất khu vực ngoài huyện 8,8%.

Hình thức chi trả: Bệnh nhân có thẻ BHYT điều tị nội trú chiếm tỷ lệ cao 97,6%; tỷ lệ bệnh nhân hình thức tự chi trả viện phí chiếm tỷ lệ rất thấp 2.4%

Theo mùa :Bệnh nhân điều trị vào mùa hè  chiếm tỷ lệ cao nhất 31,7%; tiếp đến mùa thu 28,3%, Mùa đông 23,3% thấp nhất mùa Xuân 16,7%.

Phẫu thuật: Tỷ lệ bệnh nhân điều trị không phẫu thuật cao 96,5 %; bệnh nhân có phẫu thuật chiếm tỷ lệ thấp 3,5%. Số bệnh nhân phẫu thuật theo hình thức chi trả có BHYT tổng 185 là 100%.

Tỷ lệ phẫu thuật theo nhóm bệnh:  chủ yếu nhóm bệnh Họng , Bệnh Viêm Amidan chiếm tỷ lệ cao nhất 67%; Tiếp đến phẫu thuật bệnh dò luân nhỉ 3,3%Gãy xương chính mũi 1,6%; Viêm VA 1,1%. Các phẫu thuật khác không có.

Kết quả điều tri: Bệnh nhân mắc bệnh TMH điều trị khỏi chiếm tỷ lệ cao 98%; bệnh nhân nặng điều trị không đỡ phải chuyển tuyến là 1,3%; Không có bệnh nhân biến chứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KIN NGHỊ

 

 

 

Để hạ thp tỉ lệ mắc bệnh TMH trong cộng đồng nâng cao chất lượng khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa Như Thanh . chúng tôi xin đ nghị mt số biện pháp th áp dụng được các vấn đ liên quan:

  Bằng các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyn giáo dục các phương pháp phòng nga bệnh TMH như: gi m cổ khi trời lạnh, gi vệ sinh răng miệng, không uống quá nhiều nước đá, thường xuyên v sinh tai, mũi và hng sạch s bằng nước muối sinh lý, đeo khẩu trang khi đi ngoài đường… cũng như s hiểu biết về mt số bệnh TMH thông thường đ nâng cao công tác phòng bệnh phát hiện bệnh sm trong cộng đồng.

  Phòng h lao động tốt khi làm việc nhng nơi nhiều bụi khói, nơi nhiều âm thanh có cường độ lớn, tránh bơi lội, làm việc nhng nơi ao nước đọng lâu ngày.

  Thc hiện an toàn giao thông, an toàn lao đng sinh hoạt.

 

  Cải thin môi trưng xung quanh nhà như tránh đun bằng than, bằng dầu, đốt rác ba bãi…

Đơn vị cần đầu tư, xây dựng, mua sắm trang thiết bị để khoa ngoại – Liên chuyên có đủ phòng làm việc, thu dung tất cả bệnh nhân TMH vào điều trị ( Trừ bệnh nhân mắc bệnh TMH do cúm)

Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên ngành TMH để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn thực hiện công tác khám và phẫu thuật những kỹ thuật chưa thực hiện được với mục đích chăm sóc người bệnh ngày càng tốt hơn, hạn chế số bệnh nhân phải chuyển tuyến.

                              

                                                                                       Chủ nhiệm đề tài

 

 

                                                                         BSCKII Nguyễn Văn Phụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ Y TẾ THANH HÓA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ THANH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Hữu Trường

 

 

 

 

NGHIÊN CỨU  ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG

VÀ ĐÁNG GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NHƯ THANH

Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018

 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Như Thanh, năm 2019

MỤC LỤC

 

Số TT

Nội dung

Trang

1.      

Đặt vấn đề

01

2.      

Chương 1: Tổng Quan tài liệu.

03

3.      

I. Nhắc Lại Giải phẩu

03

4.      

II. Triệu chứng lâm sàng

03

5.      

2.1. Triệu chứng chủ quan

04

6.      

2.2. Triệu chứng khách quan

04

7.      

III. các hội chứng tiền đình

05

8.      

3.1. Hội chứng tiền đình ngoại biên

05

9.      

3.2. Hội chứng tiền đình trung ương

05

10.                         

IV. Căn nguyên các hội chứng tiền đình

05

11.                         

4.1. Hội chứng tiền đình ngoại biên

06

12.                         

4.1.1. Cơn chóng mặt xuất hiện dữ dội cấp tính

06

13.                         

4.1.2. Cơn chóng mặt ngoại biên xuất hiện mạn tính

06

14.                         

4.1.3. Chóng mặt ngoại biên xảy ra trong các tình huống đặc biệt

06

15.                         

4.2. Hội chứng tiền đình trung ương

06

16.                         

4.2.1. Cơn chóng mặt xuất hiện dữ dội cấp tính

07

17.                         

4.2.2. Cơn chóng mặt trung ương xuất hiện mạn tính

08

18.                         

4.2.3. Chóng mặt ngoại biên xảy ra trong các tình huống đặc biệt

08

19.                         

V. Chẩn đoán phân biệt

09

20.                         

VI. Điều trị

12

21.                         

6.1. Điều trị rối loạn tiền đình

12

22.                         

6.2. Phòng ngừa rối loạn  tiền đình

13

23.                         

Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

14

24.                         

2.1. Đối tượng nghiên cứu

14

25.                         

2.2. Phương pháp nghiên cứu

14

26.                         

2.3. Nội dung nghiên cứu

15

27.                         

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

18

28.                         

2.4. Xử lý số liệu

18

29.                         

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

18

30.                         

Chương III:  kết quả nghiên cứu

18

31.                         

3.1. Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng

19

32.                         

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng

19

33.                         

3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng

19

34.                         

3.2. Các yếu tố liên quan

20

35.                         

3.3. Đánh giá kết quả điều trị

20

36.                         

Chương IV: Bàn luận

20

37.                         

4.1.  Đặc điểm lâm sàng

21

38.                         

4.2.  Đặc điểm cận lâm sàng

22

39.                         

4.3.  Các yếu tố liên quan

25

40.                         

4.4.  Đánh giá kết quả điều trị

27

41.                         

Kết luận và kiến nghị

27

42.                         

Tài liệu tham khảo

27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Rối loạn tiền đình là một bệnh liên quan tới quá trình điều khiển cơ thể của hệ thần kinh. Triệu chứng chung của bệnh rối loạn tiền đình là người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,buồn nôn, ù tai một số trường hợp có thể gây mất thăng bằng và hôn mê nhẹ.

Theo bảng phân loại đầu tiên về nhức đầu (International Classification of Headache Disorders  IHCD) vừa được xem xét lại có tính thêm các dữ liệu mới về sinh bệnh học và lâm sàng, nhất là việc biệt định thêm nhiều thể khác nhau của chứng đau đầu. Rối loạn tiền đình là một bệnh khá hay gặp trong hội chứng đau đầu, tuy không phải là một bệnh cấp cứu nặng hay đe doạ tới tính mạng người bệnh, nhưng Rối loạn tiền đình là bệnh lý rất phức tạp, hay tái phát, việc điều trị thường kéo dài, những ảnh hưởng của nó sẽ tác động đến chất lượng sống và năng suất lao động của người bệnh. Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột quỵ cao. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả khả quan, ít tốn kém.

Trên thế giới, theo thống kê tại mỹ hằng năm có trên 10 triệu người (chiếm khoảng 12% dân số Mỹ) mắc hội chứng đau đầu trong đó 1/7 số người mắc bệnh rối loạn tiền đình chi phí cho điều trị hằng trăm triệu USD.

Tại châu Á các nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật bản, hàn Quốc tỉ lệ người bệnh đau đầu ngày càng tăng do môi trường sống, học tập, làm việc có những biến đổi tiêu cực ảnh hưởng chung tới sức khoẻ con người và hội chứng đau đầu cũng như bệnh rối loạn tiền đình nói riêng.

Tại việt nam tuy chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh rối loạn tiền đình nhưng những nghiên cứu về “Hội chứng đau đầu” và các thống kê báo cáo của khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện tâm thần Thành Phố Hồ Chí Minh thì “Hội chứng đau đầu” nói chung nhất là đau đầu do vận mạch (cơn đâu đầu Migriens) và bệnh rối loạn tiền đình xuất hiện khá nhiều và có xu hướng ngày càng tăng.

Tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh mỗi năm tiếp đón vài trăm bệnh nhân có “Hội chứng đau đầu” trong đó có khỏng 1/3 lượng bệnh nhân được chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình vào điều trị. Tuy được các bác sỹ thăm khám tỉ mỹ, chẩn đoán kịp thời (chủ yếu dựa trên các biểu hiện lâm sàng) và điều trị tích cực nhưng do tính chất phức tạp của bệnh và phương tiện, thuốc mem còn hạn chế nên kết quả điều trị chưa được như mong muốn tỉ lệ tái phát còn cao. Hiện nay chưa có một thống kê hay báo cáo nào đánh giá về bệnh rối loạn tiền đình nhằm giúp các cán bộ chuyên môn hiểu sâu hơn về bệnh tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nội trú bệnh rối loạn tiền đình tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018” với mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh rối loạn tiền đình điều trị tại bệnh viện đa khoa Như Thanh năm 2017 - 2018.

2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh rối loạn tiền đình điều trị tại bệnh viện đa khoa Như Thanh năm 2017 - 2018.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Hội chứng tiền đình biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng chủ quan, đó là chóng mặt và đi kèm với những dấu hiệu lâm sàng trong đó thường gặp nhất là rung giật nhãn cầu (nystagmus).

Đối với người bác sĩ lâm sàng cần phải phân biệt :

1.   Chóng mặt thật sự: là cảm giác đồ vật xoay quanh bệnh nhân hoặc bệnh nhân xoay quanh đồ vật. Chóng mặt thật sự luôn luôn là một tổn thương tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên)

2.   Cảm giác chóng mặt: là cảm giác bị dịch chuyển trong không gian, tuy không rõ nét như chóng mặt thật sự nhưng nếu nó xảy ra chi khi quay đầu hoặc nặng lên rõ rệt khi quay đầu thì tổn thương thường cũng có nguồn gốc từ tiền đình.

3.   Cảm giác mất thăng bằng: cảm giác này không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình, nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác.

4.   Cảm giác sợ hãi muốn té xuống hầu như trong đa số trường hợp có nguồn gốc từ tâm lý.

5.   Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng với những bệnh lý tim mạch hoặc bệnh tâm thần.

Vì vậy mục đích chủ yếu trên lâm sàng và đặc biệt trong hỏi bệnh là:

1.         Nhận biết cảm giác mà bệnh nhân mô tả dưới danh từ “chóng mặt” có đúng là có nguồn gốc từ tiền đình hay không;

2.         Phân biệt trong những rối loạn có nguồn gốc từ tiền đình cái nào có biểu lộ tổn thương tiền đình ngọai biên (đây là mặt mạnh của bác sĩ tai mũi họng), và cái nào có nguồn gốc từ thần kinh ảnh hưởng dây thần kinh tiền đình (tổn thương tiền đình ngoại biên), nhân tiền đình hoặc các đường tiền đình trung ương (tổn thương tiền đình trung ương).

I.                  NHẮC LẠI GIẢI PHẪU

  Cơ quan tiền đình gồm có: 

1.1. Mê đạo màng: nằm trong mê đạo xương ở tai trong, chúa nội dịch. Bao gồm: ốc tai, soan nang, cầu nang và các ống bán khuyên.

     Ống bán khuyên: mỗi tai có 3 ống bán khuyên : bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau, phần phình ra mỗi ống đổ vào soan nang gọi là bóng (ampulla) chứa các thụ thể kích thích khi xoay đầu. Ví dụ khi xoay đầu sang trái thì ống bán khuyên báo cho biết đầu quay theo hướng nào và nhanh như thế nào.

     Soan nang, cầu nang : có các thụ thể cho các cảm giác về trọng lực và gia tốc thẳng. Ví dụ : nếu đầu nghiêng về một bên, các thụ thể sẽ báo góc nghiêng, đầu có nghiêng ra trước hoặc ra sau klhông; Khi chạy xe gia tăng tốc độ, ngừng lại đen đỏ các thụ thể sẽ cho cảm tưởng gia tăng tốc độ.

     Cơ quan nhận cảm: 

Mào: nằm trong bóng, được cấu tạo bởi các tế bào lông, phía trên các tế bào phủ một lớp gelatin gọi là đài (cupula), lông của tế bào nằm trong đài gồm có lông rung (kinocilium) và lông lập thể (stereocilia), còn đáy tế bào tiếp xúc với nơ-rôn của nhánh tiền đình.

Vết: ở trên soang nang và cầu nang được cấu tạo bởi các tế bào lông, phủ lên trên tế bào lông là sỏi tai (otoliths).

1.2. Nhân tiền đình : 

Các bộ phận nhận cảm của tiền đình ngoại biên nằm ở mê đạo màng, thân tế bào ở hạch tiền đình, nhánh tiền đình của dây tiền đình ốc tai (dây VIII) đi đến nhân tiền đình nẵm giữa cầu não và hành não.

Chức năng nhân tiền đình : (1) đồng nhất các thông tin đến từ mỗi bên của đầu (2) nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền tới tiểu não (3) nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền tới vỏ não cho nhận thức về giác quan vị trí và vận động (4) gởi mệnh lệnh đến các nhân vận động nằm ở thân não và tủy sống, các lệnh được đưa đến dây sọ (III, IV, VI, XI), bó tiền đình tủy sống chi phối trương lực cơ ngoại biên và bổ sung vận động đầu và cổ.

1.3. Đường dẫn truyền: thân tế bào của khoảng 19.000 neuron tiền đình ngoại biên xuất phát từ mào và vết mỗi bên tập trung ở hạch tiền đình và chấm dứt ở nhân tiền đình (ranh giới hành-cầu não) và thùy nhung nút của tiểu não. Các neuron tiền đình trung ương (từ nhân tiền đình) đi xuống tủy sống theo bó tiền đình sống và đi lên thân não theo bó dọc giữa đến các nhân dây thần kinh sọ điều khiển cử động mắt. 

 

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CÁC KHẢO SÁT 

 

2.1/ Triệu chứng chủ quan: 

        Chóng mặt là triệu chứng chủ yếu. BN có cảm giác bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc chính bản thân BN xoay tròn so với những vật xung quanh. Trong những trường hợp rõ ràng, cảm giác bị dịch chuyển rất rõ, có thể xảy ra trên mặt phẳng đứng dọc hoặc mặt phẳng đứng ngang. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chóng mặt không rõ ràng, BN chỉ có cảm giác dịch chuyển hoặc lắc lư thân mình, hoặc cảm giác bay lên, rớt xuống hoặc cảm giác mất thăng bằng.

Các dấu hiệu đi kèm thường hằng định : BN thường có cảm giác khó chịu, thường là sợ hãi, mất thăng bằng. Té ngã có thể xảy ra lúc chóng mặt, lúc này BN không thể đứng được. Ngoài ra BN có thể có rối loạn dáng đi. Buồn nôn, ói mửa xuất hiện khi làm những cử động nhẹ nhàng và thường đi kèm các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.

 

Chúng ta cần lưu ý tất cả những đặc điểm của chóng mặt:

· Kiểu xuất hiện của chóng mặt: có thể xuất hiện đột ngột và có tính chất xoay tròn, hoặc có thể xuất hiện từ từ với những cơn chóng mặt nhỏ nối tiếp nhau hoặc chỉ mất thăng bằng nhẹ lúc đi lại và sau đó triệu chứng này trở thành mãn tính.

· Chóng mặt xảy ra lúc thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi không, chóng mặt có lệch về một bên nào không?

· Các dấu hiệu đi kèm: quan trọng nhất là các dấu hiệu về thính lực (giảm thính lực, ù tai, cảm giác tai bị đầy, điếc đặc), kế đến là các dấu hiệu về thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn ói, lo lắng). Lưu ý là bệnh nhân hoàn toàn không mất ý thức.

· Tiền sử của bệnh nhân về tai mũi họng (viêm tai kéo dài), về thần kinh, chấn thương (chấn thương sọ não), về ngộ độc (ngộ độc thuốc, đặc biệt là các khgáng sinh độc với tai), về mạch máu, về dị ứng.

· Đặc điểm diễn tiến và tần số cơn chóng mặt 

* Chóng mặt sinh lý : Xảy ra khi 

1/ não có sự mất cân đối trong ba hệ thống giữ thăng bằng (hệ tiền đình, hệ thị giác, hệ thống cảm giác bản thể hay còn gọi là hệ cảm giác sâu). Ví dụ như chóng mặt do đi xe, chóng mặt do độ cao, chóng mặt thị giác khi nhìn một loạt cảnh chuyển động nối tiếp nhau (do cảm giác thị giác ghi nhận những cử động của môi trường bên ngoài không được đi cùng với những biến đổi kế tiếp của hệ tiền đình và hệ cảm giác bản thể)

2/ hệ tiền đình gặp những vận động đầu mà nó chưa thích nghi cả, ví dụ như say sóng

3/ tư thế bất thường của đầu và cổ, ví dụ như ngửa đầu ra quá mức khi sơn trần nhà.

Chóng mặt không gian (space sickness) là chóng mặt thoáng qua thường gặp, do vận động chủ động của đầu trong môi trường không có trọng lực là một ví dụ của chóng mặt sinh lý.

* Chóng mặt bệnh lý : do tổn thương hệ thị giác, hệ cảm giác bản thể hoặc hệ tiền đình.

- Chóng mặt thị giác là do thấy những hình ảnh mới hoặc hình ảnh không thích hợp, hoặc do xuất hiện liệt đột ngột cơ vận nhãn kèm theo song thị; trong trường hợp này hệ thần kinh trung ương sẽ nhanh chóng bù trừ tình trạng chóng mặt này.

- Chóng mặt do rối loạn cảm giác sâu hiếm khi là triệu chứng đơn độc. Chóng mặt lúc này thường do bệnh lý thần kinh ngoại biên (có rối loạn cảm giác sâu) làm giảm những xung động cảm giác cần thiếtđến hệ thống bù trừ trung ương kèm với rối loạn chức năng của hệ tiền đình hoặc hệ thị giác.

- Chóng mặt do rối loạn chức năng hệ tiền đình là nguyên nhân thường gặp nhất, chóng mặt thường kèm theo buồn nôn, rung giật nhãn cầu, thất điều dáng đi. Do chóng mặt tăng lên khi cử động đầu nhanh, bệnh nhân thường có khuynh hướng giữ đầu nằm yên không nhúc nhích.

2.2/ Triệu chứng khách quan

a) Rung giật nhãn cầu (nystagmus): là triệu chứng chủ yếu

Rung giật nhãn cầu nhãn cầu do nguyên nhân tiền đình thường đánh theo nhịp. Đó là cử động của nhãn cầu theo nhịp gồm sự nối tiếp nhau giữa hai pha: pha chậm đưa nhãn cầu sang một phía (do tác động của hệ tiền đình), kế đến là pha nhanh đưa nhãn cầu theo chiều ngược lại, đưa mắt về vị trí nghỉ ngơi (do tác động của chất lưới cầu não). 

Khi có triệu chứng rung giật nhãn cầu, chúng ta cần xác định hướng, chiều và mức độ của nó.

· Hướng (direstion): Rung giật nhãn cầu tiền đình được gọi tên theo hướng đánh nhanh vì chiều này được thấy rõ nhất khi khám lâm sàng. Có thể là rung giật nhãn cầu ngang, dọc hoặc xoay tròn (cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ), hoặc rung giật nhãn cầu hỗn hợp (ngang –xoay tròn).

Hướng của rung giật nhãn cầu phụ thuộc vào vòng bán khuyên bị kích thích, tức là phụ thuộc vào vị trí của đầu trong lúc khám bệnh. Rung giật nhãn cầu được tạo ra lúc đầu là do sự di chuyển của nội dịch: pha chậm của rung giật nhãn cầu đánh theo hướng của dòng nội dịch.

Chóng mặt là hiện tượng bù trừ theo hướng ngược lại: hướng pha nhanh của rung giật nhãn cầu 

· Chiều (sens): sang (P), sang (T) đối với nystagmus ngang, lên trên, xuống dưới đối với nystagmus dọc, cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ đối với nystagmus xoay tròn.

· Mức độ:    

     Độ I: xuất hiện nystagmus có chiều đánh cùng chiều với phía mà mắt liêc sang bên đó. Ví dụ nystagmus đánh sang (P) khi mắt liếc sang (P).

     Độ II: nystagmus xuất hiện cả khi mắt ở đường giữa.

     Độ III: nystagmus đánh sang chiều ngược lại với phía mà mắt liếc sang. Ví dụ nystagmus đánh sang (T) khi mắt liếc sang (P).

b) Rối loạn thăng bằng 

* Các rối loạn tĩnh trạng: chú ý đến sự di lệch của thân, trục cơ thể: sự di lệch này đi theo hướng của dòng nội dịch. 

Dấu Romberg: khi BN đứng, hai chân khép lại, ta sẽ thấy thân mình BN nghiêng về một bên, hiếm hơn là nghiêng ra phía trước hoặc phía sau nhưng thuờng là cùng một phía đối với một BN. Rối loạn này tăng lên khi BN nhắm mắt (dấu Romberg tiền đình). Nếu nặng hơn, BN có thể bị té ngã, đôi khi xảy ra đột ngột, lúc này đứng và đi không thể thực hiện được. 

Nghiệm pháp đi bộ (Unterberger test): bệnh nhân đi bộ trên một điểm trong một phút, hai tay đưa thẳng ra trước mặt, đầu gối chân co lên phải đưa lên cao, nếu cần thiết cho bệnh nhân đếm cùng lúc để tránh tập trung, nếu có tổn thương tiền đình bệnh nhân sẽ khởi đầu quay trục của mình theo một hướng đặc biệt, quay hơn 450 trong 50 bước là bệnh lý.

Nghiệm pháp giơ thẳng hai tay: Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, hai mắt nhắm, hai tay đua thẳng ra trước, hai ngón trỏ nhắm vào hai ngón trỏ tương ứng của người khám, ta ghi nhận có sự di lệch chậm trên mặt phẳng ngang theo hướpng bên tiền đình bị bệnh đối với bênh lý tiền đình ngoại biên.

*Rối loạn động trạng: sự di lệch của các chi theo hướng của dòng nội dịch

Nghiệm pháp bước đi hình sao (Test Babinski-Weil): yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, bước tới 5 bước sau đó lùi lại 5 bước lập lại nhiều lần khoảng 30 giây. Nêu giảm chức năng tiền đình một bên bệnh nhân có khuynh hướng lệch về một bên (bên bệnh) khi tiến lên và lệch theo hướng ngược lại khi lùi ra sau vẽ nên hình ngôi sao. 

Nghiệm pháp past pointing: Bệnh nhân giơ thẳng hai tay ra trước, ngón trỏ chạm vào ngón trỏ của người khám, sau đó yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, đưa tay lên và hạ xuống chạm vào tay người khám lần nữa. Đối với người có rối loạn tiền đình hai ngón trỏ không chạm tay người khám mà bị di lệch sang một bên, chúng ta ghi nhận độ di lệch đó. Càng làm nhiều lần, góc độ di lệch có thể càng tăng. 

Trong khi khám luôn chú ý chiều của hướng đi lệch, hướng tay lệch và chiều chậm của nystagmus xem có sự tương hợp, sự hài hòa hay không. 

c) Nghiệm pháp nhiệt: đây là một nghiệm pháp dễ thực hiện, giúp chúng ta đánh giá được hoạt động của từng cơ quan tiền đình riêng biệt. Cho BN nằm ngửa, đầu nâng cao ở góc 300độ, giữ ống bán khuyên bên ở vị trí thẳng đứng, bơm vào tai BN nước lạnh 330 hoặc nước nóng 440 trong thời gian khoảng 40 giây, thời gian tối thiểu giữa hai lần thử là 5 phút, nước ấm ít gây khó chịu hơn nước lạnh. Chú ý khám xem màng nhĩ có bị tổn thương trước khi làm nghiệm pháp nhiệt (thủng màng nhĩ là chống chỉ định).

Ở BN tiền đình bình thường, kích thích nước lạnh xuất hiện rung giật nhãn cầu với chiều chậm hướng về tai kích và chiều nhanh theo hướng ngược lại.

Ở BN tổn thương tiền đình một bên: kích thích không có rung giật nhãn cầu, hay xuất hiện rung giật nhãn cầu chậm, có biên độ yếu và thời gian ngắn hơn so với bên lành. 

d) Nghiệm pháp ghế quay (Bárány) : cho BN ngồi trên một ghế quay, đầu cúi ra phía trước một góc 30 độ, cho ghế quay 10 vòng trong 20 giây, sau đó ngưng lại, quan sát các phản ứng xuất hiện. Nếu chiều quay của ghế là sang bên phải thì sau khi ngưng quay BN có rung giật nhãn cầu đánh ngang sang trái, khi đứng ngã về bên trái, ngón tay lệch về bên trái.

Thường nghiệm pháp này dùng để khảo sát chức năng tiền đình hai bên ở những BN bị điếc hoàn toàn.

e) Nghiệm pháp Nylen-Bárány : khi BN có chóng mặt tư thế lành tính, nghiệm pháp này có mục đích làm tăng triệu chứng. Cho BN ngồi quay đầu sang phải, nhanh chóng cho BN nằm ngửa đầu thấp hơn mặt phẳng ngang một góc 300, quan sát có rung giật nhãn cầu và chóng mặt. Sau đó đưa bệnh nhân ngồi dậy đầu vẫn tiếp tục được giữ ở tư thế quay (P) quan sát xem bệnh nhân có chóng mặt và rung giật nhãn cầu. Nghiệm pháp được lập lại với đầu và mắt quay sang trái nằm xuống và nhìn thẳng nằm xuống.

Ngoài ra còn phải khám thêm về thần kinh xem bệnh nhân có tổn thương dây VIII thính lực, dây VII, dây V, tổn thương tiểu não, và các tổn thương về vận động, cảm giác.

III. CÁC HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH : 

3.1  Hội chứng tiền đình ngoại biên : tổn thương bộ phận cảm nhận hoặc dây TK tiền đình.

- Triệu chứng chủ quan: chóng mặt dữ dội, xảy ra từng cơn

- Triệu chứng khách quan:  mang tính chất toàn diện và hòa hợp :

Toàn diện: tất cả các rối loạn tiền đình đều hiện diện như rung giật nhãn cầu (ngang-xoay tròn), lệch các ngón tay, rối loạn tĩnh trạng, rối loạn dáng đi. 

Hòa hợp : các triệu chứng đều cùng về một phía thường là bên bệnh

Thường kèm theo các rối loạn thính giác như ù tai, giảm thính lực. 

3.2  Hội chứng tiền đình trung ương: tổn thương nhân tiền đình hoặc các đường liên hệ nhân tiền đình với hệ TK trung ương.

Triệu chứng không điển hình như trong tổn thương tiền đình ngoại biên, có sự khác biệt rõ rệt so với hội chứng tiền đình ngoại biên.

· Trước hết là do tổn thương nằm xa đường ốc tai và dây VII nên không có ù tai, điếc tai hay tổn thương dây VII đi kèm. Thêm vào đó chóng mặt không là triệu chứng chủ yếu mà chỉ là triệu chứng thứ yếu: chóng mặt ít hơn, không rõ như trong hội chứng tiền đình ngoại biên. Trong khi đó mất thăng bằng mới là triệu chứng quan trọng nhất.

· Các dấu hiệu khách quan thường là hằng định: rung giật nhãn cầu thường tự phát và đơn thuần: đứng dọc trong tổn thương cuống não, ngang trong tổn thương cầu não và xoay tròn trong tổn thương hành não.

· Triệu chứng không toàn diện vì không có đủ cùng lúc các dấu hiệu.

· Cuối cùng là sự mất hòa hợp rất ro vì rung giật nhãn cầu có thể có nhiều hướng (multidirectionnel: đưa mắt sang (P), rung giật nhãn cầu đáng sang (P), : đưa mắt sang (T), rung giật nhãn cầu đáng sang (T), : đưa mắt lên trên, rung giật nhãn cầu đáng lên trên) chiều chậm của rung giật nhãn cầu có thể không cùng chiều với ngón tay chỉ lệch, với chiều ngã về một bên trong nghiệm pháp Romberg.

· Ngoài ra còn có hiện diện các tổn thương thần kinh như dấu hiệu tiểu não, tổn thương thân não (dấu hiệu tháp: yếu liệt, tổn thương vận nhãn) 

IV. CĂN NGUYÊN CÁC HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH

4.1  HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN

4.1.1  Cơn chóng mặt dữ dội xuất hiện cấp tính

Trong trường hợp này chẩn đoán tổn thương tiền đình không có gì khó khăn cả: chóng mặt rất rõ, thường là xoay tròn và nặng lên khi cử động đầu. Chóng mặt đi kèm với buồn nôn, ói mửa và rối loạn thăng bằng (chóng mặt thường gây nên té ngã, bệnh nhân đi chệnh choạng hoặc không thể đi được). Khám lâm sàng ghi nhận có rung giật nhãn cầu và ngón tay chỉ lệch.

* Hội chứng tiền đình ngoại biên đi kèm với điếc tai

Bệnh Ménière hay hội chứng Menière là bệnh lý gồm những cơn chóng mặt lập đi lập lại phối hợp với ù tai và điếc dần dần tai bên bệnh. Lúc đầu ù và/hoặc điếc tai có thể không xuất hiện trong những cơn đầu của bệnh. Nhưng khi bệnh tiến triển thì các triệu chứng này xuất hiện đều đặn và cường độ tăng dần lên trong cơn chóng mặt.

Cơn chóng mặt thường xảy ra đột ngột, kéo dài nhiều phút hoặc cả giờ đồng hồ. Chóng mặt thường theo kiểu xoay tròn và ở mức độ nặng làm bệnh nhân không thể đứng hoặc đi lại được. Chóng mặt thường đi kèm với buồn nôn, ói mửa, ù tai, cảm giác đầy cả tai, và giảm thính lực (cường độ có thể tăng dần trong cơn).

Khám lâm sàng ghi nhận rung giật nhãn cầu có hướng ngang (có khi kèm thêm xoay tròn). Pha chậm của rung giật nhãn cầu cũng như hướng ngón tay chỉ lệch, hướng nghiêng người trong nghiệm pháp Romberg đều cùng phía với tai bệnh. Bệnh nhân có khuynh hướng nằm nghiêng, tai bệnh hướng lên trên (nằm áp tai lành xuống mặt giường) và không thích nhìn sang bên lành vì động tác này làm nặng thêm tình trạng chóng mặt và rung giật nhãn cầu. 

Các cơn thay đổi rất nhiều về mức độ nặng nhẹ và về tần số xuất hiện. Cơn có thể xảy ra nhiều lần trong tuần và nhiều tuần liên tiếp, hoặc có khi chỉ tái phát sau nhiều năm không có cơn.

Trong các thể nhẹ của bệnh, bệnh nhân thường có cảm giác nặng đầu, kém tập trung chứ không phải chóng mặt đúng nghĩa, và có thể bị chẩn đoán lầm là lo lắng hoặc trầm cảm.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 50, nam nữ đều mắc bệnh như nhau

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

1.         Có những cơn tương tự trước đó.

2.         Tuổi thường gặp từ 30-50 tuổi.

3.         Trong cơn có chóng mặt dữ dội đi kem với giảm thính lực một bên, ù tai hoặc cảm giác đặc cả tai

4.         Khám lâm sàng ghi nhận rung giật nhãn cầu đánh về chiều ngược với bên tai bệnh, còn nghiệm pháp ngón tay chỉ lệch và nghiệm pháp Romberg thì nghiêng về tai bệnh.

5.         Không có các dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương.

6.         Thính lực đồ ghi nhận điếc tiếp nhận một bên tai, chủ yếu ở những tần số cao và có hiện tượng chọn lọc.

Cơ chế bệnh sinh chưa rõ, có thể là do tăng thể tích trong hệ thống nội dịch do giảm sự hấp thu hoặc tắc nghẽn trong ống dẫn.

Điều trị:

Điều trị trong cơn cấp: nằm tại giường là phương pháp điều trị tốt nhất vì bệnh nhân có thể tìm ra một tư thế thích hợp để chóng mặt ít xảy ra nhất. 

Trong những cơn kéo dài có thể dùng dimenhydrinate, cyclizine, meclizine.

Chế độ ăn giảm muối cũng nên dùng dù rằng hiệu quả của chế độ ăn này khó mà đánh giá được.

Có thể điều trị bằng phẫu thuật.

*  Hội chứng tiền đình ngoại biên không có điếc tai đi kèm 

Khi không có điếc tai đi kèm chúng ta cần phân biệt giữa hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương xảy ra đột ngột. Trong hội chứng tiền đình ngoại biên sẽ không có các dấu hiệu tổn thương thân não hay tiểu não đi kèm.

* Viêm thần kinh tiền đình

Cơn xảy ra kịch phát, thường chỉ có chóng mặt , không có ù tai, điếc tai đi kèm.

Thường gặp ở tuổi trung niên, xảy ra ở cả hai phái.

Cơn chóng mặt xảy ra sau khi bị nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, do đó nghĩ nhiều đến có thể do nhiễm siêu vi.

Chóng mặt tự thuyên giảm trong vòng vài giờ, vài ngày. Việc điều trị chỉ là ủ ấm. Nếu kéo dài có thể sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng.

Cơn chóng mặt có thể chỉ là một đợt duy nhất hoặc có khi tái đi tái lại nhiều lần (gọi là bệnh lý tiền đình mãn tính), nhưng luôn có tiên lượng tốt vì không ảnh hưởng đến ốc tai.

 

 

4.1.2     Chóng mặt ngoại biên xuất hiện mãn tính

    Trong trường hợp này chóng mặt thường không rõ, xảy ra trong thời gian ngắn hoặc thường gặp là cảm giác chóng mặt, cảm giác mất thăng bằng và thường khó phân biệt với cảm giác sợ té, cảm giác hoa mắt.

*  Chóng mặt tư thế

Tất cả các trường hợp chóng mặt đều nặng lên khi có cử động của đầu, tuy nhiên gọi là chóng mặt tư thế chỉ khi mà chóng mặt xuất hiện ở một tư thế định sẵn trong không gian.

Chóng mặt tư thế lành tính (Benign Positional Vertigo)

Bệnh có đặc điểm là cơn chóng mặt kịch phát và rung giật nhãn cầu xảy ra ở những tư thế đặc biệt của đầu, nhất là khi nằm xuống, khi lật qua lật lại trên giường, khi ngóc đầu lên và đứng dậy, khi ngửa đầu ra sau. Mỗi cơn kéo dài chưa đầy một phút, nhưng có thể có nhiều cơn lập lại trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc hiếm hơn nhiều năm. Khám lâm sàng hoàn toàn không phát hiện bất thường về thính lực, về tổn thương trong tai, hoặc bất thường ở những nơi khác.

Chẩn đoán nhờ nghiệm pháp Nylen-Barany. Khi cho làm nghiệm pháp, bệnh nhân xuất hiện cơn chóng mặt kịch phát (sau vài giây), bệnh nhân sợ hãi, nắm chặt tay người khám hoặc thành giường và ngồi dậy. Chóng mặt thường kèm theo những cử động đong đưa của mắt và rung giật nhãn cầu, chủ yếu theo kiểu ngang-xoay tròn, hướng xuống nền nhà. Chóng mặt và rung giật nhãn cầu kéo dài không quá 30-40 giây (thường không quá 15 giây). Khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi thường bệnh nhân vẫn còn chóng mặt và vẫn còn rung giật nhãn cầu.

Lập lại nghiệm pháp này, chóng mặt và rung giật nhãn cầu sẽ ít rõ ràng hơn, sau 3-4 lần chúng ta sẽ không thấy xuất hiện chóng mặt và rung giật nhãn cầu nữa. Tuy nhiên sau khi cho bệnh nhân nghỉ một thời gian, làm lại nghiệm pháp, chóng mặt và rung giật nhãn cầu nhãn cầu có thể xuất hiện lại với mức độ trầm trọng như lúc đầu.

Lưu ý rằng nghiệm pháp Nylen-Barany âm tính vẫn không thể loại trừ chẩn đoán. Ở một số bệnh nhân không có chóng mặt và rung giật nhãn cầu khi làm nghiệm pháp này, tuy nhiên dựa vào bệnh sử và những yếu tố khác chúng ta vẫn phải nghĩ đến chóng mặt tư thế lành tính.

Một biến thể khác của chóng mặt tư thế lành tính là chóng mặt xuất hiện vài giây khi đột ngột xoay đầu. Những cơn chóng mặt kịch phát như vật có thể đến rồi đi xảy ra nhiều năm, nhất là ở người già mà không cần điều trị gì cả.

*  Chóng mặt không theo tư thế: do viêm tai, do u thần kinh thính giác (neurinome).

4.1.3    Chóng mặt ngoại biên xảy ra trong các tình huống đặc biệt

 

Chóng mặt do thuốc: thuốc gây nên tổn thương độc tính lên tế bào nhận cảm và tổn thương này mang tính chất không hồi phục.

* Thuốc thường gặp nhất là nhóm kháng sinh aminoglycoside (đặc biệt là streptomycine, gentamycine, kanamycine).

Biểu hiện lâm sàng là hội chứng tiền đình ngoại biên cấp tính.

Sử dụng các kháng sinh này 2-4 tuần có thể gây nên tổn thương vĩnh viễn hai bên mê đạo (mất tính kích thích).

Cách điều trị duy nhất là phòng ngừa, không để xảy ra vì tổn thương này phụ thuộc vào liều lượng, cơ địa bệnh nhân có suy thận hay không.

* Hai loại thuốc lợi tiểu – furosemide (Lasix) và acide étacrynic (Edecrine) – có thể gây nên rối loạn tiền đình-ốc tai (chóng mặt, ù tai, điếc tai). Các rối loạn này thường là hồi phục, nhưng trong một số trường hợp có thể không hồi phục. Tổn thương thường xảy ra khi dùng liều cao, dường tĩnh mạch, chức năng thận suy giảm.

· Quinine và salicylate liều cao có thể gây ra chóng mặt kèm ù tai.

 

4.2       HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH TRUNG ƯƠNG

4.2.1    Cơn chóng mặt dữ dội cấp tính

Cơn chóng mặt kịch phát xảy ra mà không có tổn thương thính lực đi kèm, giúp chúng ta có thể phân biệt được với hội chứng tiền đình ngoại biên.

Nguyên nhân mạch máu: nhồi máu thân não (hội chứng Wallenberg), nhồi máu tiểu não biểu hiện bằng hội chứng tiền đình cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, ói mửa. Chẩn đoán dựa trên sự xuất hiện các dấu thần kinh khác (ví dụ như trtiệu chứng tiểu não), tuy nhiên không phải lúc nào cũng có những dấu hiệu thần kinh này.

Bệnh xơ cứng rải rác (Multiple sclerosis): cũng có thể có những cơn chóng mặt cấp tính dữ dội. Tuy nhiên ít khi nghĩ đến chẩn đoán này khi bệnh nhân chỉ có dơn thuần cơn chóng mặt mà không kèm những tổn thương thần kinh khác (kiểu đa ổ) như triệu chứnt tiểu não, liệt giữa nhân, triệu chứng tháp.

4.2.2    Chóng mặt trung ương xuất hiện mãn tính

* Chóng mặt tư thế có nguồn gốc trung ương: hiếm gặp hơn chóng mặt tư thế ngoại biên. Khác với chóng mặt tư thế ngoại biên là chóng mặt ở đây xảy ra ngay lập tức ở những tư thế khác nhau khi làm nghiệm pháp Nylen-Barany; không có hiện tượng quen dần khi lập lkại nghiệm pháp này nhiều lần. Rung giật nhãn cầu nhãn cầu đánh nhiều hướng.

Thường do thiếu máu não động mạch cột sống thân nền hoặc hiếm hơn do u hố sau.

·       Chóng mặt không theo tư thế: Ở bệnh nhân < 50 tuổi, thường có thể do u não, hoặc hiếm hơn do bệnh xơ cứng rải rác.

 

4.2.3    Chóng mặt xuất hiện trong những tình huống đặc biệt

Do sử dụng thuốc làm tổn thương các đường tiền đình trung ương ví dụ như thuốc chống động kinh (carbamazepine, phenytoin), thuốc hạ áp, thuốc  giảm đau, thuốc an thần.

Chóng mặt và Migraine: cơn chóng mặt có thể xảy ra lúc đầu cơn migraine. Chóng mặt có thể là triệu chứng đơn độc hoặc đi kèm với những dấu hiệu tổn thương hệ động mạch cột sống thân nền.

V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 

Chủ yếu chẩn đoán phân biệt với cảm giác sợ té, cảm giác mất thăng bằng, cảm giác choáng váng do nguyên nhân tâm lý. 

Dưới danh từ “chóng mặt” bệnh nhân có thể mô tả một số biểu hiện về tâm lý mà chúng ta dễ dàng chẩn đoán phân biệt với rối loạn tiền đình.

Để nhận dạng nguyên nhân tâm lý chúng ta cần lưu ý:

- Khi cảm giác bất thường là cảm giác sợ té ngã, bệnh nhân sợ ngã nhưng không bao giờ bệnh nhân bị té ngã cả. Ngược lại, bệnh nhân có tổn thương tiền đình thật sự cũng có cảm giác sợ té ngã và thực tế đã té ngã một hoặc nhiều lần.

- Khi cảm giác bất thường đi kèm với rối loạn tri giác: choáng váng, hoa mắt, xỉucó thể là nguyên nhân tâm lý.

Phân biệt chóng mặt và hoa mắt

Hoa mắt gồm những cảm giác bệnh nhân thường mô tả như đầu óc quay cuồng, xỉu, hay choáng váng, không kết hợp ảo giác vận động (trái ngược với chóng mặt). Những cảm giác này xảy ra trong điều kiện não bị rối loạn cung cấp máu, ví dụ: như kích thích thần kinh X quá mức, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, hạ oxy máu, hạ đường máu và có thể lên đến cực điểm là mất ý thức, choáng.

Chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn khi phải chẩn đoán phân biệt chóng mặt với cảm giác mất thăng bằng, đứng không vững, cảm giác đầu trống rỗng.

Các yếu tố giúp chúng ta nghĩ đến nguyên nhân tâm lý là:

- xảy ra nơi công cộng, đông người, không bao giờ xảy ra khi chỉ có một mình.

- Không có sự thay đổi gì cả khi làm các động tác xoay đầu.

- Khi làm nghiệm pháp Romberg, xuất hiện ngay lập tức sau khi cho bệnh nhân nhắm mắt hiện tượng chao đảo lắc lư.

Những biểu hiện này thường xảy ra trong tình trng lo lắng, căng thẳng thần kinh hoặc có thể đi kèm với một bệnh tâm thần (loạn thần …)

VI. ĐIỀU TRỊ

6.1 Điều trị rối loạn tiền đình

- Trước tiên phải để bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, cố định đầu, nơi ít ánh sáng, tránh xê dịch.

- Nếu bệnh nhân có nôn nhiều phải cho thuốc chống nôn đường tiêm như papaverin 40mg hoặc primperan 10mg tiêm bắp.

-Truyền dịch bù nước, điện giải nếu có điều kiện.

Chống chóng mặt bằng các nhóm thuốc: sử dụng tùy kinh nghiệm của các bác sĩ tuy nhiên có thể sử dụng các thuốc sau:

- Các thuốc nhóm kháng histamin: vừa có hiệu quả tới chứng chóng mặt vừa làm giảm triệu chứng nôn, buồn nôn. Tác dụng phụ của nhóm này là có thể gây ngủ nhẹ nên không dùng trong khi điều khiển phương tiện giao thông. Các thuốc thường dùng là promethazin 25mg, scopolamin 0,5mg; diphenhydramin 50 mg.

- Acetylleucin: 1.000 - 1.500 mg/ngày. Có cả dạng viên và tiêm tĩnh mạch, dạng tiêm tĩnh mạch nên tiêm chậm vì nếu tiêm nhanh có thể gây hồi hộp, trống ngực, mạch nhanh. Thường được dùng ở giai đoạn cấp tính.

- Nhóm ức chế canxi chọn lọc mạch máu não: hay sử dụng nhất hiện nay là các biệt dược của flunarizine, viên 5mg, dùng từ 5 - 10mg (1 - 2 viên/ngày), nên uống trước khi ngủ vì cũng có tác dụng an thần nhẹ. Các thuốc khác có thể dùng như cinnarizin 50 - 100 mg/ngày.

- Nhóm benzodiazepin: hay dùng là valium, diazepam. Đây là các thuốc trấn tĩnh nhẹ, có thể dùng trong trường hợp bệnh nhân quá lo lắng vì chóng mặt. Tuy nhiên có thể gây quen và lệ thuộc thuốc nên phải có hướng dẫn kỹ, tránh lạm dụng thuốc.

- Nhóm tăng tuần hoàn tiền đình, tuần hoàn não: nhóm này thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài. Nhóm này có rất nhiều các nhóm nhỏ như: Betahistin (tác dụng chính vào nhân tiền đình, dùng từ 24 - 48 mg/ngày chia 3 lần); Ginkgo biloba 40mg (dùng 3 viên/ngày; Piracetam (1.200 - 2.400 mg/ngày); Almitrin - raubasin 40mg (dùng 2 viên/ngày).

Tập bù trừ tiền đình: thường tập khi nghĩ tới chóng mặt tư thế lành tính. Nếu chóng mặt do thiểu năng động mạch đốt sống thân nền thì không nên tập vì có thể gây thiếu máu não. Nên tập có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Có thể áp dụng cách tập sau:

- Khi cấp tính: tập ở tư thế nằm, đưa mắt sang hai bên, lên xuống, thực hiện động tác chậm rồi nhanh dần. Nhìn một vật di chuyển qua lại trước mắt 20cm. Khi có thể thì gập, ngửa, quay đầu sang hai bên từ từ và nhanh dần. Nếu đỡ có thể tập ở tư thế ngồi hoặc đứng.

- Khi qua giai đoạn cấp: tập ở tư thế đứng, đang ngồi, từ từ đứng dậy sau đó đi, lên xuống cầu thang, xoay người kết hợp mở mắt và nhắm mắt.

Tóm lại, khi có triệu chứng chóng mặt, nhất là thời gian kéo dài, chưa rõ nguyên nhân, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa tai, thần kinh để khám, phát hiện các nguyên nhân từ đó có sự tư vấn và phương pháp điều trị hiệu quả. Không nên tự điều trị tại nhà, lạm dụng thuốc để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

 

 

6.2 Phòng ngừa rối loạn tiền đình

Để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh, chúng ta cần:

- Tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng.

- Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày. Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.

- Người bệnh cũng không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi  ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt...

- Chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác... thì nên đi khám ngay.

- Bệnh nhân cần phải đi khám, vì ngoài rối loạn tiền đình, các triệu chứng và dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

Thuốc chỉ giúp giải quyết tức thời những cơn chóng mặt cấp. Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập thường xuyên các động tác sau: 

- Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10 - 15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

- Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

- Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8 - 10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

 

 

 

 

 

 

 

Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

 

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

- Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình điều trị tại bệnh viện đa khoa Như Thanh..

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng số liệu hồi cứu các trường hợp mắc rối loạn tiền đình điều trị nội trú  tại bệnh viện đa khoa Như Thanh (từ tháng 1/2017- 12/2018).

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.

- Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Như Thanh.

2.3. Nội dung nhiên cứu.

2.3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

-  Các biểu hiện lâm sàng (triệu chứng lâm sàng).

- Biến đổi về hồng cầu, huyết sắc tố trong xét nghiệm huyết học

-  Biến đổi về điện não đồ.

2.3.2. Nhgiên cứu về các yếu tố liên quan.

-  Liên quan về tuổi.

-  liên quan về giới.

- Tính chất theo mùa.

-  Theo nghề nghiệp.

2.3.3. Đánh giá kết quả điều trị.

 - Các nhóm thuốc sử dung trong điều trị.

-  Thời gian điều trị.

- Kết quả điều trị

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu:

Tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh

2.3.2. Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018.

2.4. Xử lý số liệu.

 

 

 

 

 - Số liệu được nhập và quản lý bằng phần mềm Microsoft office excel 2007, xử lý trên phần mềm epi info, mapinfo.

2.5.  Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

-  Nghiên cứu được sự đồng ý của bệnh viện đa khoa Như Thanh và số liệu thu thập chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác.-  Đánh giá và xứ lý số liệu khách quan, trung thực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng.

3.1.1.1. tỉ lệ về các biểu hiện lâm sàng

Bảng3.1: tỉ lệ về các triệu chứng lâm sàng thường gặp

 

Biểu hiện lâm sàng

Số bệnh nhân có biểu hiện bệnh (N=137)

Tỉ lệ (%)

Chóng Mặt

137

100%

Mất thăng bằng

137

100%

Sợ hải muốn té ngã

132

96,35

Buồn nôn, nôn

132

96,35

Ù tai, giảm thính lực

103

75,18

Đau đầu

120

87,59

Cảm giác choáng váng

137

100%

Rung giật nhãn cầu

35

25,55

 

Nhận Xét

Nhìn vào bảng ta thấy các triệu chứng chứng: chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác choáng váng chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 100%; sợ hải muốn té ngã và buồn nôn, nôn 96,35%; triệu chứng đau đầu  thấp nhất là dấu 87,59% hiệu rung giật nhãn cầu 25,55%.

 

 

 

 

3.1.1.2.      Biến động về huyết áp của người bệnh

 Bảng 3.2. Tỉ lệ bệnh theo chỉ số huyết áp

Biến động về huyết áp

Số bệnh nhân mắc bệnh (n)

Tỉ lệ (%)

Huyết áp bình thường

39

28,47%

Huyết áp tăng

85

62,04%

Huyết áp thấp

13

9,49%

Tổng số

137

100,00%

 

Nhận xét

Nhìn vào  bảng ta thấy bệnh nhân có huyết áp tăng chiểm tỉ lệ cao 62,04%; tỉ lệ bệnh hân có huyết áp bình thường là 28,47%; thấp nhất là bệnh nhân có huyết ắp thấp là 9,49%.

3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng.

3.1.2.1. Biến động về hồng cầu, huyết sắc tố (HST) trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.

 

Bảng 3.3. tỉ lệ xét nhiệm Chỉ số hồng cầu

 

Chỉ số về số lượng hồng cầu và HST

Số BN mắc bệnh (n)

Tỉ lệ (%)

Chỉ số về HST

Số BN mắc bệnh (n)

Tỉ lệ (%)

Bình thường (T/l)

39

28,47

Bình thường (T/l)

 41

 

29,93

Giảm

95

69,34

Giảm

93

67,88

Tăng

03

2,19

Tăng

03

2,19

Tổng

137

100

Tổng

137

100

 Nhận xét:

 Nhìn vào bảng ta thấy số bệnh nhân có số lượng hồng cầu giảm 69,34%;   hồng cầu bình thường 28,47%;  thấp nhất là bệnh nhân có số lượng hồng cầu tăng 2,19%; bên cạnh đó bệnh nhân có chỉ số HST Giảm là 67,88%; HST bình thường là 29,93%;  HST tăng 2,19%.

3.1.2.2. Biến đổi về điện não đồ

Bảng 3.4. tỉ lệ biến đổi điện não đồ

Biểu hiện  điện não đồ

 

Số bệnh nhân có biểu hiện bệnh (n)

Tỉ lệ (%)

Bình thường

137

100%

Có dấu hiệu bệnh lý

00

00

Tổng

137

100%

Nhận xét: 

          Nhìn vào bảng ta thấy Tất cả các bệnh nhân điều có kết quả điện não đồ bình thường.

3.2. Các yếu tố liên quan.

3.2.1. Đánh giá bệnh nhân theo nhóm tuổi.

Bảng  3.5. Tỉ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm Tuổi

Số  bệnh nhân (n)

Tỉ lệ (%)

Dưới 16 tuổi

05

3,65

Từ 16 đến < 30 tuổi

12

8,76

Từ   30  đến < 45  tuổi

19

13,87

Từ  45 đến  60 tuổi

44

32,12

> 60 tuổi tuổi

57

41,60

Tổng

137

100

Nhận xét:  Nhìn vào bảng ta thấy: Nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ 41,6%; nhóm tuổi 45 đến 60 32,12%; nhóm tuổi 30 đến 45 chiếm 13,87%; nhóm tuổi 15 đến 30 tuổi chiếm 8,76% thấp nhất nhóm tuổi dưới 16 chiếm 3,65%.

3.2.2. Tỉ lệ mắc bệnh theo giới.

Bảng 3.6; tỉ lệ theo giới

Giới

Số bệnh nhân mắc bệnh (n)

Tỉ lệ (%)

Nam

41

29,92

Nữ

96

70,08

Tổng

137

100

Nhận xét:

Nhìn vào bảng ta thấy nữ giới chiếm tỉ lệ 70,08%; nam giới 29,92%

3.2.3. Tính chất bệnh theo mùa.(Mùa theo tính chất tương đối vì tính trong năm)

Bảng 3.7: Tỉ lệ mắc bệnh theo mùa

Mùa

Số mắc bệnh (n)

Tỉ lệ (%)

 Mùa xuân (01/01- 31/3)

27

19,71

 Mùa hạ (01/3- 30/6)

43

31,39

 Mùa thu (01/7- 30/9)

42

30,65

 Mùa đông 01/10- 31/12)

25

18,25

Tổng

137

100

Nhận xét:

Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc về mùa hạ 31,39%; mùa thu 30,65%; mùa xuân 19,71% ; thấp nhất về mùa đông 18,25%.  

 

 

 

3.2.4. Tính chất bệnh theo nghề nhiệp của bệnh nhân

Bảng  3.8: Tỉ lệ bệnh theo nghề nghiệp 

Nghề nghiệp

Số  mắc bệnh(n)

Tỉ lệ (%)

 Làm ruộng

32

23,36

 Lao động tự do, buôn bán, nội trợ…

46

33,57

 Công chức, viên chức

16

11,68

 Hưu trí

43

31,39

Tổng

137

100%

Nhận xét:

 Nhìn vào bảng trên ta thấy bệnh nhân thuộc nhóm lao động tự do, buôn bán nội trợ chiếm tỉ lệ 33,57%; bệnh nhân là hưu trí 31,39%; làm ruộng chiếm 23,36%; công chức, viên chức 11,68%.

 

3.3. Đánh giá kết quả điều trị.

3.3.1. Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị.

Bảng 3.9. Tỉ lệ giữa các nhóm thuốc.

Các nhóm thuốc

Số  mắc bệnh (n)

(N= 137)

Tỉ lệ (%)

Thuốc điều trị triệu chứng chóng mặt

137

100

Thuốc chống nôn

130

 94,89   

Thuốc giảm đau

132

 96,35

Thuốc bổ não

137

100

Thuốc trợ lực

137

100

Thuốc an thần

128

93,43

Nhận xét:    

Nhìn vào bảng ta thấy 100% Bệnh nhân được dùng thuốc chống chóng mặt, bổ não, trợ lực; thuốc giảm đau 96,35%;Thuốc chống nôn: 94,89%; thuốc an thần 93,43%.

 

 

3.3.2. Thời gian điều tri.

Bảng 3.10. tỉ lệ về thời gian điều trị

Thời gian điều trị

Số  mắc bệnh (n)

Tỉ lệ (%)

< 3 ngày

06

4,38

3 đến < 5 ngày

19

13,87

5 đến 7 ngày

53

38,69

> 7 ngày

59

43,06

Tổng

137

100,00

Nhận xét:      

          Qua bảng trên ta thấy Thời gian điều trị trên 7 ngày chiếm 43,06%; từ 5 đến 7 ngày 38,69%; từ 3 đến 5 ngày 13,87%; dưới 3 ngày 4,38%

3.3.3. kết quả điều trị.

Bảng 3.11. Tỉ lệ về kết quả điều trị

Kết quả

Số bệnh nhân điều trị  (n)

Tỉ lệ (%)

Khỏi bệnh

55

40,15

Đỡ (bệnh có thuyên giảm nhưng chưa khỏi hoàn toàn)

65

47,44

Bệnh không thuyên giảm hoặc nặng lên chuyển tuyến

17

12,41

Tổng

137

100,00

Nhận xét:

Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ bệnh nhân ổn định là 47,44%; tỉ lệ bệnh nhân khỏi bệnh là 40,15%; tỉ lệ bệnh nhân chuyển tuến là 12,41%.

 

 

 

Chương 4

BÀN LUẬN

 

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG.

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng.

3.1.1.1. tỉ lệ về các biểu hiện lâm sàng

Bảng 3.1: tỉ lệ về các triệu chứng lâm sàng thường gặp

Kết quả nghiên cứu cho ta thấy các triệu chứng chứng: chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác choáng váng chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 100%; sợ hải muốn té ngã 96,35%; thấp nhất là dấu hiệu rung giật nhãn cầu 25,55% Nhóm triệu chứng này khá phù hợp với bệnh lý về rối loạn tiền đình và nghiên cứu của GS, TS Ngô Đăng Thục nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.

3.1.1.2.      Biến động về huyết áp của người bệnh

 Bảng 3.2. Tỉ lệ bệnh theo chỉ số huyết áp

Qua nghiên cứu  ta thấy bệnh nhân có huyết áp tăng chiểm tỉ lệ cao 62,04%; tỉ lệ bệnh nhân có huyết áp bình thường là 28,47%; thấp nhất là bệnh nhân có huyết áp thấp là 9,49%. Biểu hiện về huyết áp ở nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của của GS, TS Ngô Đăng Thục nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội năm 2012 và PGS, TS Nguyễn Văn Liệu nghiên cứu tại khoa thần kinh bệnh việm Bạch Mai năm 2015. Có khác đôi chút với nghiên cứu của TS, BS Đỗ Phương Vịnh Bệnh viện Lão Khoa trung ương Các chỉ số lần lượt là 85%; 7,8% và 7,2% điều này hoàn toàn phù hợp vì các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương là người cao tuổi nên phần lớn điều có huyết áp tăng.

3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng. 

3.1.2.1. Biến động về hồng cầu, huyết sắc tố (HST) trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.

Bảng 3.3. tỉ lệ xét nhiệm về Chỉ số hồng cầu

          Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy số bệnh nhân có số lượng hồng cầu giảm là 69,34%;  sau đó có số lượng hồng bình thường 29,93% thấp nhất là bệnh nhân có số lượng hồng cầu tăng 2,19%;  Trong nghiên cứu của Nguyễn Trong Hưng các chỉ số này lần lượt là: 70,24%; 28,47%; 26,06% như vậy có sự khác nhau đáng kể nhất là bệnh nhân có thiếu máu cao hơn điều này có thể do khi chuyển tuyến các bệnh nhân đã nặng thời gian nằm viện dài ngày chế độ dinh dưỡng kém dẫn tới tỉ lên bệnh nhân thiếu máu tăng; bên cạnh đó bệnh nhân có chỉ số HST giảm là 67,88%; HST  bình thường 41%; HST tăng 2,19%.

3.1.2.2. Biến đổi về điện não đồ

Bảng 3.4. tỉ lệ biến đổi điện não đồ (EEG).

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy Tất cả các bệnh nhân điều có kết quả điện não đồ bình thường; trong nghiên cứu của Nguyễn Trong Hưng tại bện viện Bạch Mai tỉ lệ bện nhân có điện não bình thường là 97,8%; biên độ sóng thấp là 1,5%; sóng Alpha cao nhọn là 0,7% sau khi khám sàng lọc kết hợp với các kết quả cận lâm sàng khác như lưu huyết não, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) thì phát hiện các bệnh lý như u não, động kinh phối hợp.

3.2.  CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

3.2.1. Đánh giá bệnh nhân theo nhóm tuổi.

Bảng  3.5. Tỉ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi.

Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ 41,6%; nhóm tuổi 45 đến 60 là 32,12%; nhóm tuổi 30 đến 45 chiếm 13,87%; nhóm tuổi 15 đến 30 tuổi chiếm 8,76%; thấp nhất nhóm tuổi dưới 16 chiếm 3,65%. Kết quả này giống với kết quả của PGS, TS Nguyễn Văn Liệu nghiên cứu tại khoa thần kinh bệnh việm Bạch Mai năm 2015. Riêng kết quả của TS, BS Đỗ Phương Vịnh Bệnh viện Lão Khoa trung ương thì bệnh nhân điều trên 60 tuổi.

 

3.2.2. Tỉ lệ mắc bệnh theo giới. 

Bảng 3.6; tỉ lệ theo giới.

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy nữ giới chiếm tỉ lệ 70,08%; nam giới 29,92%.  Khá phù hợp với bệnh học rối loạn tiên đình và kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

3.2.3. Tính chất bệnh theo mùa.(Mùa theo tính chất tương đối vì tính trong năm).

Bảng 3.7: Tỉ lệ mắc bệnh theo mùa. 

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc về mùa hạ 31,39%; mùa thu 30,65%; mùa xuân 19,71% ; thấp nhất về mùa đông 18,25%.  Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của tác giả khác và bệnh học về rối loạn tiền đình do đặc điểm thời tiết và khí hậu khá tương đồng..

3.2.4. Tính chất bệnh theo nghề nhiệp của bệnh nhân. 

Bảng  3.8: Tỉ lệ bệnh theo nghề nghiệp .   

Qua kết quả nghiên cứu  trên ta thấy bệnh nhân thuộc nhóm lao động tự do, buôn bán nội trợ chiếm tỉ lệ 33,57%; bệnh nhân là hưu trí 31,39%; làm ruộng chiếm 23,36%; công chức, viên chức 11,68%. Kết quả này khác với các nghiên cứu khác theo GS, TS Ngô Đăng Thục nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội năm 2012 thì nhóm nghề của bệnh nhân lần lượt là: 20,38%; 57,52%; 12,43%; 9,67%. Khác nhau cư bản ở nhóm cán bộ hưu trí. 

3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

3.3.1. Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị.

Bảng 3.9. Tỉ lệ giữa các nhóm thuốc.

Nhìn vào bảng ta thấy 100% Bệnh nhân được dùng thuốc chống chóng mặt, bổ não, trợ lực; thuốc giảm đau 96,35%; thuốc chống nôn 94,89%; thuốc an thần 93,43%. Tuy vậy nghiên cứu qua bệnh án các thuốc chống chóng mặt còn phải kê đơn ngoại trú khá cao (Có 49 bệnh nhân / 137 bệnh nhân chiếm 35,76%) vì có đợt do hết thuốc, thuốc không trúng thầu một số thuốc điều trị khá hiệu quả như: Betaserc 16mg, 24mg; thuốc Acetylleucine: viên 500mg, dạng ống 1g.

3.3.2. Thời gian điều tri.

Bảng 3.10. tỉ lệ về thời gian điều trị.

Qua bảng trên ta thấy Thời gian điều trị trên 7 ngày chiếm 43,06%; từ 5 đến 7 ngày 38,69%; từ 3 đến 5 ngày 13,87%; dưới 3 ngày 4,38%. Thời gian điều trịdài nhất bệnh nhân nữ 68 tuổi Mậu Lâm thời gian điều trị là 23 ngày; ngắn nhất 1 ngày cũng bệnh nhân nữ 68 tuổi mậu lâm đó sau chuyển bệnh viện hợp lực.

3.3.3. kết quả điều trị.

Bảng 3.11. Tỉ lệ về kết quả điều trị

. Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ bệnh nhân ổn định là 47,44%; tỉ lệ bệnh nhân khỏi bệnh là 40,15%; tỉ lệ bệnh nhân chuyển tuyến là 12,41%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

II.               KẾT LUẬN

 Qua nghiên cứu 137 bệnh nhân bị rối loạn tiền đình điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh thời gian từ tháng 01 năm 2017 đêngs tháng 12 năm 2018 chúng tôi thấy:

Biểu hiện về lâm sàng chủ yếu là chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác choáng váng chiếm tỉ lệ tuyệt đối 100%.

Bệnh nhân đa số có tăng huyết áp chiếm tỉ lệ 60,04%, chỉ có 9,49% bệnh nhân có huyết áp thấp.

Đa số bệnh nhân có thiếu máu ở các mức độ khác nhau chiếm tỉ lệ 69,34%; huyết sắc tố thấp 67,88%

100% bệnh nhân có điện não đồ bình thường.

Đa số bệnh nhân là nữ giới chiếm tỉ lệ 70,08%

Bệnh nhân thường mắc bệnh về mùa hạ và mùa thu với các tỉ lệ lần lượt là: 31,39% và 30,65%.

Bệnh phân bố tương đối đồng điều ở các nghề nghiệp khác nhau, tuy nhiên bệnh nhân lao động tự do và nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất 33,57%; Thấp nhất là cán bộ, công chức 11,68%

Đa số bệnh nhân được dùng thuốc điều trị triệu chứng chóng mặt, bổ não, trợ lực chiếm 100%, và các thuốc điều trị triệu chứng giảm đau, chống nôn, an thần…

Phần lớn bệnh nhân phải điều trị dài ngày trên 7 ngày chiếm tỉ lệ 43,06%, cá biệt có bệnh nhân điều trị trên 20 ngày ( 08 ngày nội khoa và 15 ngày đông y)

Bệnh nhân ổn định 47,44%; bệnh nhân chuyển tuyến còn khá cao 12,41%

III.           KIẾN NGHỊ.

Tăng cường các bác sỹ có trình độ cao về lĩnh vực thàn kinh, mạch máu não.

Mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc phục vụ chẩn đoán và theo dõi trong điều trị như mấy lưu huyết não, máy chụp cắt lớp vi tính (CT); xa hơn máy chụp cộng hưởng từ (MRI).

Cung ứng đầy đủ thuốc phục vụ điều trị toàn diện đối với bệnh nhân rối loạn tiền đình nói riêng và các bệnh nhân đau đầu nói chung.

 

TM HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU              Như Thanh 2019;  NGƯỜI THỰC HIỆN

     CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

 

 

       Nguyễn Văn Phụng                                                    Lê Hữu Trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh học nội khoa, tâp II NHà xuất bản y học năm 2004

2. Bách khoa thư bệnh học; nhà xuất bản y học năm 2004.

3. Bệnh rối loạn tiền đình Wikipedia tiếng việt ngày 06/7/2019

4. Bs Lê Tự Phương Thảo - bệnh viện Bạch Mai Hà Nội : nghiên cứu hội chứng tiền đình tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai Năm 2014

5. BS Trần Quốc Khánh - Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Hà Nội: Nghiên cứu về nguyên nhân bệnh đau đầu.

6. PGS-TS Phạm Trọng Hưng - Bệnh viện Meditec Clinnic Hà Nội: Nghên cứu về bệnh rối loạn tiền đình điều trị tại bệnh viện năm 2018.

7. PGS, TS Ngô Đăng Thục Cán bộ giảng dạy bộ môn TK - trường đai học y Hà Nội; Hội viên tổ chức nghiên cứu não quốc tế: Nghiên cứu Rối loạn tiền đình tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai Hà Nội Năm 20015.

8. PGS, TS Nguyễn Văn Liệu Phó trưởng khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai Hà Nội:  Các bệnh lý về đau dây thần kinh.

9. PGS, TS Nguyễn Phương Vỹ Giảng viên bộ môn thần kinh, trường đại học y Hà Nội: Bệnh lý đau đầu.

10. TS, BS Đỗ Phương Vịnh Bệnh viện Lão khoa TW: Nghiên cứu bệnh lý đau đầu và sa sút trí tuệ tại bệnh viện lão khoa TW năm 2016.

11. PGS,TS  Nguyễn Thi Hoài An Bệnh viện TMH TW: Nghiên cứu bệnh đau đầu và bệnh lý TMH tại bệnh viện TMH TW Năm 2017

12. The Dorters Lounge : “ Headac Causes The Dorters Lounge 10.2013”

13. GS Reuter - GĐ trung tâm chống đau CHLB đức: điều trị cơn đau nửa đầu Migraine

 

SỞ Y TẾ THANH HOÁ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHƯ THANH

 

 

 

 

 

BS: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2  ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

NHƯ THANH TỪ 01/01/2018 ĐẾN 31/12/2018

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

 

 

 

 

 

 

 

NHƯ THANH NĂM 2019

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

 

 

BMI                      Chỉ số khối cơ thể

ĐTĐ                     Đái tháo đường

HDL- C                Cholesterol tỷ trọng cao

LDL- C                 Cholesterol tỷ trọng thấp

TC                        Cholesterol toàn phần

TG                        Triglycerid

THA                     Tăng huyết áp

ĐTĐ                       Đái tháo đường

WHO                    Tổ chức Y tế Thế giới

Nghiên cứu UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes Study)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

Nội dung

 

ÐẶT VẤN ÐỀ

5

Chương 1: TỔNG QUAN

7

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đường

7

1.2. Ðịnh nghĩa

7

1.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường

8

1.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường

9

1.5. Rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường

11

1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

11

Chương 2: ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

2.1. Ðối tượng nghiên cứu

14

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

14

2.3. Phương pháp nghiên cứu

14

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

14

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu

15

2.6. Vật liệu nghiên cứu

17

2.7. Xử lý số liệu

17

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

18

         3.1. Ðặc điểm bệnh nhân đái tháo đưuòng điều  trị tại BV Ða

 

                Khoa Như Thanh.

18

3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

24

Chương 4: BÀN LUẬN

25

KẾT LUẬN

33

KHUYẾN NGHỊ

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

35

 

 

 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh theo nhóm tuổi

Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng theo nhóm tuổi

Bảng 3.7. Một số biến chứng theo thời gian phát bệnh

Bảng 3.8. Chỉ số glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.9. Mức độ kiểm soát glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO

Bảng 3.10. Mức độ kiểm soát glucose máu theo nghề nghiệp

Bảng 3.11. Hàm lượng trung bình một số thành phần lipid máu

Bảng 3.12. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu

Bảng 3.13. Tiền sử và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.14. Thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI

Bảng 3.15. Mức độ tập thể dục thể thao của đối tượng nghiên cứu

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ đái tháo đường theo giới với một số tác giả

 


ĐẶT VẤN ĐỀ

“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoᔠ Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm, được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Đái tháo đường còn trở thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị.

Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 180 triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030 . Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển.

Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh.

Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về đái tháo đường đã được tiến hành trên phạm vi cả nước.

Tại Như Thanh, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm và điều trị người bệnh kịp thời. Tuy nhiên, công tác phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường tại Như Thanh còn gặp rất nhiều khó khăn.

Góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài“ Nghiên cứu thực trạng bệnh Đái Tháo Đường typ 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Như Thanh từ 01/01/2018-31/12/2018”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá sự biến động chỉ số ( glucose ) trong quá trình điều trị bằng thuốc chế độ ăn và luyện tập.

-Đánh giá, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh đái tháo đường

Trong các bệnh chuyển hoá, đái tháo đường là bệnh lý thường gặp nhất và có lịch sử nghiên cứu rất lâu năm nhưng những thành tựu nghiên cứu về bệnh chỉ có được trong vài thập kỷ gần đây.

Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về những người mắc bệnh đái nhiều. Dobson (1775) lần đầu tiên hiểu được vị ngọt của nước tiểu ở những bệnh nhân đái tháo đường là do sự có mặt glucose .

Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài tiết ra insulin và glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889, Minkowski và Von Mering gây đái tháo đường thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ sở cho học thuyết đái tháo đường do tụy.

Năm 1921, Banting và Best cùng các cộng sự đã thành công trong việc phân lập insulin từ tụy .Vào các năm 1936, 1976 và 1977 các tác giả Himsworth, Gudworth và Jeytt phân loại đái tháo đường thành hai týp là đái tháo đường týp 1 và týp 2.

Nghiên cứu DDCT (Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng đái tháo đường, được công bố năm 1993) và nghiên cứu UKPDS (được công bố năm 1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho điều trị bệnh đái tháo đường, đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh. Đáng lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, có tới 50% bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã có các biến chứng . Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh đái tháo đường.

1.2. Định nghĩa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin"

Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh

đái tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về đái tháo đường:

“Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”.

1.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường

1.3.1. Chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định:

Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:

-Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu

chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.

- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.

-Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp

tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.

         Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó

          1.2.3Phân loại bệnh đái tháo đường

1.3.2.1.Đái tháo đường týp 1

Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân đái tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê - ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn).

Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 1 thường là người có thể trạng gầy, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.

1.3.2.2. Đái tháo đường týp 2

Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.

Đặc trưng của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối. Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.

Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin.

1.3.2.3. Đái tháo đường thai nghén

Đái đường thai nghén thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau đẻ theo 3 khả năng: Bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường.

1.3.2.4. Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp)

Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất.

- Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta.

          - Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.

           Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương, carcinom tụy…

          - Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp…

          - Thuốc hoặc hóa chất.

          - Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.

1.3.         Biến chứng bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh

sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng này.

         1.4.1. Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng, đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50%.

Nhiều bệnh nhân hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng glucose máu. Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường còn chưa được phổ biến trong cộng đồng.

1.4.2.  Biến chứng mạn tính

1.4.2.1.Biến chứng tim - mạch

Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thường gặp và nguy hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhưng các nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Người đái tháo đường có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng 75% tử vong ở người bệnh đái tháo đường, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất.

Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường gấp đôi so với người bình thường. Trong đái tháo đường týp 2, 50% đái tháo đường mới được chẩn đoán có tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở người đái tháo đường týp 2 thường kèm theo các rối loạn chuyển hoá và tăng lipid máu.

Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân đái tháo đường gấp 1,5 - 2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với người bình thường.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch.

1.4.2.2. Biến chứng thận

Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đường khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu.

Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối. Với người đái tháo đường týp 1, mười năm sau khi biểu hiện bệnh thận rõ ràng, khoảng 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm sẽ có khoảng 75% số bệnh nhân trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ. Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ít hơn so với bệnh nhân đái tháo đường týp 1, song số lượng bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chủ yếu là bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Để theo dõi bệnh thận đái tháo đường có thể định lượng microalbumin niệu, đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu/ 24 giờ. Ngày nay, nhiều phòng xét nghiệm chọn phương pháp định lượng protein niệu trong mẫu nước tiểu qua đêm.

1.4.2.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường

Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, có vẻ tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết kéo dài. Đục thuỷ tinh thể ở người đái tháo đường cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn người không đái tháo đường.

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của mù ở người 20 - 60 tuổi. Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai đoạn muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với thành mạch yếu dễ xuất huyết gây mù loà.

1.5. Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường

Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành

phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác. Ngày nay, người ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành phần của lipid trong máu có sự thay đổi.

1.6. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

1.6.1. Tuổi

Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh đái tháo đường typ 2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường càng cao.

Ở châu Á, đái tháo đường típ 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Ở châu Âu, thường xảy ra sau tuổi 50 chiếm 85 – 90% các trường hợp đái tháo đường. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh đái tháo đường lên tới 16%.

Tuy nhiên với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc đái tháo đường typ 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh đái tháo đường typ 2 trong gia đình có yếu tố di truyền rõ rang, người ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất mắc bệnh ở độ tuổi 60 – 70, ở thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống còn 40 – 50 tuổi và ngày nay người được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm.

1.6.2. Giới tính

         Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở hai giới nam và nữ thay đổi tùy thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh đái tháo đường không theo quy luật, nó tùy thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.

           Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3%. Nghiên cứu về tình hình đái tháo đường và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002 – 2003 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh theo giới.

1.6.3. Địa dư

          Các nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường đều cho thấy lối sống công nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ mắc đái tháo đường tăng gấp 2 – 3 lần ở những người nội thành so với những người sống ngoại thành .Một số nghiên cứu của Việt Nam như Nghiên

cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nội thành là 1,4%, ngoài thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với ngoại thành là 2,1% có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

          Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc đái tháo đường thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.

1.6.4. Béo phì

“Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể ”. Theo các chuyên gia của WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc đái tháo đường týp 2. Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phân loại béo phì, trong đó chẩn đoán béo phì bằng chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông được áp dụng khá rộng rãi. Cho tới nay, tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì đã được WHO thống nhất. Tuy nhiên tiêu chuẩn này là khác nhau cho các vùng địa lý, châu lục khác nhau.

Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời điểm và triglycerid dần được tích lũy lại. Ở người béo phì, đái tháo đường lâm sàng thường xuất hiện sau khi 50 - 70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thương.

Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường.

Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kháng insulin. Nghiên cứu của Colditz G.A và cộng sự kết luận béo phì và tăng cân đột ngột làm tăng nguy cơ của đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Ước cho thấy những người có BMI > 23 có nguy cơ đái tháo đường týp 2 gấp 2,89 lần so với người bình thường.

Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng của bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch.

1.6.5. Thuốc lá và bia rượu

Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm

các rối loạn chuyển hoá.

          Một số nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân đái tháo đường khá cao, có nhiều vùng trên 50%. Trường đại học Lausanne (Anh) đã tiến hành 25 cuộc nghiên cứu trên 1,2 triệu bệnh nhân và nhận thấy những người hút thuốc có 44% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2. Những người hút thuốc có xu hướng hình thành những thói quen không có lợi khác, chẳng hạn như không  tập thể dục thể thao hoặc ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Những người bệnh đái tháo đường nếu uống nhiều rượu thì hậu quả thường nặng hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, bệnh nhân nam đái tháo đường có tỷ lệ uống bia rượu 22,3% và hút thuốc lá 16,8%.

 

 

 


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tựợng nghiên cứu

Gồm 356  người, là những bệnh nhân đái tháo đường được khám và điều

 trị tại  bệnh viện Đa khoa Như Thanh                             

2.2            Thời gian và địa điểm nghiên cứu

-Thời gian: Từ tháng 01/01/2018 đến tháng 31/12/2018

-Địa điểm: Phòng khám, phòng lấy mẫu xét nghiệm –phòng lưu trữ 

Bệnh viện Đa khoa Như Thanh.

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.  Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Hồi cứu.

2.3.2.  Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu có chủ đích.

2.3.3.  Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường khi có 1 trong 3 tiêu

chuẩn theo ADA và WHO:

-Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.

-Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh

nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.

-Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp

tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường

* Thông tin chung:

- Tuổi.

- Giới.

- Nghề nghiệp.

- Dân tộc.

- Địa chỉ.

 * Chỉ tiêu lâm sàng

- Thời gian phát hiện bệnh.

- Huyết áp.

- Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh:

+Ăn nhiều.

+Uống nhiều.

+Đái nhiều.

+Gầy sút cân.

- Triệu chứng kèm theo: Đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, mệt mỏi.

* Một số biến chứng thường gặp:

-Biến chứng tim mạch.

-Biến chứng thận.

-Biến chứng thần kinh.

-Biến chứng mắt.

-Biến chứng khác: biến chứng răng lợi, hô hấp, da.

* Chỉ tiêu cận lâm sàng:

-Xét nghiệm máu:

+  Định lượng glucose máu lúc đói.

+   Định lượng các thành phần lipid máu lúc đói: Cholesterol toàn phần,

   triglycerid,

-Xét nghiệm nước tiểu:

+   Xét nghiệm nước tiểu toàn phần.

2.4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

-Đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể.

-Tiền sử bản thân về bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc.

-Tiền sử sinh con ≥ 4kg (đối với nữ).

-Tiền sử gia đình liên quan đến đái tháo đường: Bố, mẹ hoặc anh, chị,

em ruột đã phát hiện bệnh đái tháo đường.

          - Thói quen uống rượu, hút thuốc lá.

- Thói quen tập thể dục thể thao.

2.4.Kỹ thuật thu thập số liệu

Tất cả đối tượng nghiên cứu khi đi khám định kỳ được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết và phỏng vấn khai thác kỹ các yếu tố liên quan đến bệnh theo mẫu bệnh án đã được chuẩn bị trước. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

2.5.1. Khám lâm sàng

* Tính chỉ số khối cơ thể:

- Tính chỉ số khối cơ thể:

 

                      Cân nặng (kg)

BIM =

                     Chiều cao2 (m)

-Thể trạng bệnh nhân được phân loại theo bảng phân loại các mức độ

BMI của WHO năm 2000 áp dụng cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương

* Đo huyết áp:

* Chẩn đoán một số biến chứng:

-Biến chứng tim mạch: Xác định thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy

tim bằng lâm sàng và điện tâm đồ.

+Thiếu máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực thường xuyên hoặc không

thường xuyên. Điện tâm đồ có hình ảnh tổn thương cơ tim: Đoạn ST chênh, T dương cao đối xứng hoặc T dẹt/ âm.

+Nhồi máu cơ tim: Bệnh nhân đau ngực, khó thở hoặc không có triệu

chứng. Điện tâm đồ có thể có dạng QS, ST chênh, sóng vòm Pardee.

         + Suy tim: Bệnh nhân khó thở khi gắng sức hoặc thường xuyên, có các dấu hiệu biểu hiện tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. Điện tâm đồ có hình ảnh dày thất trái.

+ Xác định tăng huyết áp dựa vào kết quả đo huyết áp và phân loại theo

JNC VI.

- Biến chứng thận: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm creatinin

máu, xét nghiệm nước tiểu toàn phần (bệnh nhân có xét nghiệm protein niệu dương tính được chẩn đoán có biến chứng thận).

          -Biến chứng thần kinh: Xác định bằng khám lâm sàng.

-Biến chứng mắt: Được chẩn đoán bằng khám mắt, đo thị lực, soi đáy

mắt do bác sỹ chuyên khoa thực hiện.

-Biến chứng hô hấp, răng lợi, da: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét

nghiệm và khám chuyên khoa.

* Xác định một số thói quen:

-Thói quen uống rượu: Được coi là uống nhiều khi uống mỗi ngày ≥

50ml và ≥ 5 ngày mỗi tuần.

         -Thói quen hút thuốc lá: Là người hút thuốc lá thường xuyên ≥ 10 điếu mỗi ngày.

-Thói quen tập thể dục thể thao: Tập thể dục là đi bộ, tập thể dục buổi

sáng. Tập thể thao là tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, đi xe đạp.

           2.5.2. Cận lâm sàng

+ Xét nghiệm glucose máu lúc đói,ure, creatinin máu bằng phương pháp enzym glucooxydase trên máy Konelap 60 và máy Dimesine.

+ Xét nghiệm lipid máu bằng phương pháp đo quang.

Chỉ số bình thường: Cholesterol  < 5,2 mmol/l

                      Triglycerid  < 2,2 mmoll/l

Xét nghiệm nước tiểu 12 thông số

+ Định tính ceton niệu bằng que thử của hãng U-AQS

-Cách lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm:

+ Máu: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng lúc đói, cho vào ống nghiệm  chống đông ly tâm lấy huyết thanh.

+ Nước tiểu: Lấy vào buổi sáng, lấy nước tiểu giữa bãi cho vào 1 ống thuỷ tinh. Dùng que thử của hãng U-AQS nhúng vào nước tiểu cho ngấm đều sau đó phân tích trên máy tự động.

2.6. Vật liệu nghiên cứu

-Mẫu bệnh án nghiên cứu.

-Huyết áp kế đồng hồ, ống nghe Nhật Bản.

-Bàn cân có gắn thước đo chiều cao.

-Bơm, kim tiêm lấy máu, ống nghiệm.

-Thước dây.

-Máy phân tích sinh hoá máu và nước tiểu.

-Các trang thiết bị khác: Hóa chất, que thử…

2.7.Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học.

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện ĐK Như Thanh

   Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới

Giới

 

   Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Tổng cộng

     n

    %

     n

    %

      n

      %

< 40

55

1,5

     2

0,7

7

2.2

40 - 49

25

6,9

17

4,6

42

11.5

50 - 59

71

20,0

71

20,0

142

40,0

60 - 69

49

13,8

55

15.4

104

29.2

≥ 70

22

6,1

39

11.0

61

17.1

Tổng

172

48,3

184

51,7

356

100

Tuổi trung bình

56,7

 Nhận xét:

-Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 56,7

-Tỷ lệ nam, nữ tương đương

-Số đối tượng nghiên cứu trên 50 tuổi chiếm 86,3%, nhóm tuổi 50 - 59

có tỷ lệ cao nhất 40,0%.

 

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư

  Ðịa dý

Dân tộc

Thị trấn

Tổng số

      n

     %

     n

     %

     n

      %

        Kinh

148

41,5

86

24.1

234

65.7

        Mường

40

11,3

52

14,6

92

25.8

        Thái

16

4,6

14

3,8

30

8,5

        Tổng số

204

57.5

152

42,5

356

100

  Nhận xét:

-57.5% đối tượng nghiên cứu cư trú tại khu vực thị trấn

-Số đối tượng nghiên cứu là dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 65.7%

 

 

              Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp     

Nghề nghiệp

Số trường hợp(n)

Tỷ lệ(%)

Cán bộ hưu

205

57,7

          Cán bộ

52

14,6

          Khác

99

27,7

           Tổng

356

100

            Nhận xét:

-Số đối tượng nghiên cứu là cán bộ nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao nhất 57,7%

 

  Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh theo nhóm tuổi

               Thời gian

Nhóm tuổi

< 1 nãm

1 – 5 nãm

³ 5 nãm

    n

    %

     n

     %

     n

    %

< 40

3

0,8

5

1,4

0

     0

40 - 49

16

4,6

19

5,4

5

1,4

50 - 59

33

9,2

98

27,7

10

2,8

60 - 69

14

3.9

71

20,0

13

3,6

≥ 70

12

3,4

38

10,6

19

5,4

Tổng số

78

21.9

231

64.9

47

13,2

Nhận xét:

-Thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm cao nhất, chiếm 64.9%.

-Nhóm tuổi 50 - 59 có thời gian phát hiện bệnh từ 1- 5 năm chiếm tỷ lệ

cao nhất 27,7%.

         - Tỷ lệ phát hiện bệnh ở nhóm ³ 5 năm có xu hướng tăng dần theo độ tuổi.

 

 

 

 


Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu

Triệu chứng

Số trường hợp

(n=356)

Tỷ lệ

 (%)

Uống nhiều

241

67,2

           Đái nhiều

232

65,4

Gầy sút cân

210

59,2

           Ăn nhiều

162

45,4

  Có đủ 4 nhiều

85

23,8

           Mệt mỏi

295

83,1

           Tê chân tay

202

56,7

           Đau ngực

90

25,4

 Mắt nhìn mờ

71

20

      Tình cờ phát hiện

65

13,8

             Nhận xét:

-  Các triệu chứng cổ điển gặp với tỷ lệ tương đối cao: uống nhiều

67,7%; đái nhiều 65,4%; gầy sút cân 59,2%; ăn nhiều 45,4%.

-  23,8 % đối tượng nghiên cứu có đủ bốn nhiều trên lâm sàng

 

              Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

 

Có biến chứng

Không biễn chứng

n

%

n

%

< 40 (n=7)

0

0

7

100

40 – 49 (n=42)

24

57.1

18

43.3

50 – 59 (n=142)

87

61,5

55

38,7

60 – 69 (n=104)

64

62,6

39

37.5

≥ 70 (n=61)

49

80,9

13

19.6

Tổng số

224

62.9

132

37.1

            Nhận xét:

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có ít nhất 1 biến chứng là 62.9%

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tăng theo nhóm tuổi cao

   nhất ở nhóm tuổi >70 (80.9%)

               Bảng 3.7. Một số biến chứng theo thời gian phát bệnh

        Thời gian           Biến chứng

< 1 nãm

(n=78)

1 – 5 nãm

(n=231)

³ 5 nãm

(n=47)

Tổng số

(n=356)

n

%

n

%

n

%

n

%

Tim mạch

27

34.6

83

35.9

18

38,3

128

36.0

Thận

12

15.4

37

16.0

9

19.1

58

16.3

Mắt

12

15.4

35

15.2

7

14.9

54

15.2

Thần kinh

8

10.2

32

13.8

6

12.8

46

12.9

Hô hấp

6

7.7

20

8.6

3

6.3

29

8.1

Da

13

16.7

24

10.4

4

8.5

41

11.5

Nhận xét:

-  Biến chứng gặp nhiều hơn là biến chứng tim mạch 36%, biến chứng thận 16.3%; tỷ lệ các biến chứng cao hơn ở nhóm có thời gian phát hiện bệnh ≥ 5 năm

 

  Bảng 3.8. Chỉ số glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi

Glucose máu trung bình(mmol/ml)

< 40

7,2

40-49

7,9

50-59

8,3

60-69

8,2

≥ 70

7,1

Chỉ số chung

8,1

Nhận xét:

- Chỉ số glucose máu trung bình ở nhóm tuổi 50 - 59 cao hơn các nhóm

tuổi khác.

-Chỉ số glucose máu trung bình của đối tượng nghiên cứu nằm ở mức kiểm

soát kém.

 


Bảng 3.9. Mức độ kiểm soát glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO

Mức độ

Số trường hợp

(n=356)

Tỷ lệ

(%)

Tốt (4,4 - 6,1)

79

22,3

Chấp nhận (6,2 -7)

84

23,6

Kém (> 7)

193

54,2

            Nhận xét:

         - Mức độ kiểm soát glucose máu tốt chiếm 22,2%

         - Mức độ kiểm soát glucose máu kém chiếm tỷ lệ 54.2%

 

   Bảng 3.10. Mức độ kiểm soát glucose máu theo nghề nghiệp

           Giới         Nghề nghiệp

Tốt

Chấp nhận

Kém

n

%

n

%

n

      %

Cán bộ hưu

41

11,5

71

20,0

93

26,1

Cán bộ

13

3,6

13

3,6

27

7,6

Khác

16

4,5

30

8,5

52

14,6

           Nhận xét:

- Kiểm soát glucose máu mức độ chấp nhận và kém cao nhất ở đối tượng nghiên cứu là cán bộ hưu (20,0% và 26,1%).

 

  Bảng 3.11. Hàm lượng trung bình một số thành phần lipid máu

Chỉ số lipid máu

Giá trị trung bình

(mmol)

Giới hạn bình thường

    (mmol)

Cholesterol toàn phần

    5.6

   <5.2

Triglycerid

    2.7

   <2.3

             Nhận xét:

- Hàm lượng cholesterol toàn phần trung bình cao hơn giá trị bình thường.

- Hàm lượng triglycerid trung bình cao hơn giá trị bình thường.

 

 

 

 

                Bảng 3.12. Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu

Lipid máu

Giới hạn bệnh lý

Số trường hợp

(n=356)

Tỷ lệ

(%)

Cholesterol

≥ 5,2

161

45.2

Tryglycerid

≥ 2,3

112

31.5

           Nhận xét:

          - Số bệnh nhân có tăng cholesterol cao nhất, chiếm tỷ lệ 45,2%.

 

  3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường    

    Bảng 3.13. Tiền sử và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu

Tiểu sử, thói quen

Số trường hợp

    (n=356)

        Tỷ lệ

         (%)

GĐ có người bị ĐTĐ

       63

         17,7

Sinh cón 4kg

       2

         0.56

Uông rượu

      102

         28,6

Hút thuốc lá

       96

         26,9

Nhận xét:

        -Số đối tượng nghiên cứu có tiền sử gia đình liên quan là 17,7%.

       -Tỷ lệ bệnh nhân nữ có tiền sử sinh con ³ 4kg là 0,56%.

       - Đối tượng nghiên cứu có thói quen uống rượu và hút thuốc lá chiếm tỷ lệ tương đối cao (28.6% và 26,9%).

 

   Bảng 3.14. Thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI

Thể trạng

Số trường hợp

    (n=356)

     Tỷ lệ

      (%)

Gầy

         47

     13,3

Bình thường

       107

     30.0

Thừa cân, béo phì

       202

     56,7

  Nhận xét:

-Thể trạng thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm 56,7%

-Thể trạng gầy chiếm 13.3%

 

 

Bảng 3.15. Mức độ tập thể dục thể thao của đối tượng nghiên cứu

             Giới             

 

Mức độ

Nam

        (n= 172)

Nữ

       (n= 184)

        Tổng số

        (n= 356)

n

%

n

%

n

      %

Không tập

110

30.9

134

37,6

244

68.5

Tập < 3 lần/ tuần

32

9.0

30

8,4

62

17.4

Thường xuyên

30

8.4

20

5,6

50

14.0

Nhận xét:

-     68.5% số đối tượng nghiên cứu không tập thể dục thể thao.

- 14.0% số đối tượng nghiên cứu tập thể dục, thể thao thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀN LUẬN

 

Đái tháo đường đang là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm và được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Ngày nay, tỷ lệ tử vong do những biến chứng cấp tính và mạn tính ở người bệnh đái tháo đường đã giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống của người bệnh đã phần nào được nâng cao. Đó là nhờ có những tiến bộ trong chẩn đoán, phát hiện sớm, đặc biệt là áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh vẫn ngày càng tăng, không chỉ ở khu vực Thành phố mà còn phát triển nhanh ở khu vực Miền núi,

Huyện Như Thanh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, địa bàn dân cư bao gồm 1 thị trấn và 16 xã.với 3 dân tộc chủ yếu là kinh,thái ,mường. Nền kinh tế Như Thanh đang phát triển, đời sống nhân dân đang ngày một nâng lên. Tuy vậy, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội, bệnh đái tháo đường đang tăng lên nhanh chóng. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 356 bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Như Thanh. Từ kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau:

4.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng

* Đặc điểm chung

-Tuổi, giới

Tuổi có liên quan với sự phát triển bệnh đái tháo đường. Hầu hết các nghiên cứu đều thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm tuổi từ 50 trở lên.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 56.7 Bệnh nhân ít tuổi nhất là nam 37tuổi, cao tuổi nhất là nữ 88 tuổi. Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 86,3%, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm tuổi 50 - 59, chiếm 40,0%.

Nghiên cứu của Welborn ở Australia thấy tỷ lệ đái tháo đường tăng nhanh theo tuổi từ 50 trở lên. Trần Văn Hiên khi nghiên cứu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,1 ; nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ 33,3%. Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho thấy tuổi trung bình là 52 …... Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là đái tháo đường. Khi cơ thể già chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi. Quá trình lão hoá là nguyên nhân quan trọng nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế làm tăng tỷ lệ đái tháo đường týp 2. Đồng thời những thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng góp quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay đái tháo đường týp 2 ở trẻ nhỏ, tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành đang là thực tại đáng lo ngại. Nghiên cứu của chúng tôi có 2,2% bệnh nhân dưới 40 tuổi. Vì vậy, cần tuyên truyền, giáo dục những kiến thức chung về bệnh đái tháo đường rộng rãi trong cộng đồng nhằm phát hiện bệnh sớm, làm chậm sự xuất hiện và làm giảm mức độ nặng các biến chứng của bệnh.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho kết quả tương đối khác nhau về tỷ lệ mắc đái tháo đường theo giới.

Như vậy, kết quả nghiên cứu tại bệnh viện như thanh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ nam, nữ này hoàn toàn phù hợp vì đây chỉ là số liệu phản ánh thực trạng người bệnh điều trị tại bệnh viện.

- Địa chỉ, dân tộc, nghề nghiệp

Ảnh hưởng của các yếu tố về địa lý, xã hội, đặc điểm của từng dân tộc tới sự phát triển bệnh đái tháo đường cũng đã được chứng minh.

Tại Việt Nam, điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước cho kết quả, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở vùng núi là 2,1%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, vùng đô thị và khu công nghiệp là 4,4 %. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 57.5% bệnh nhân cư trú ở khu vực thị trấn; 42.5 % cư trú ở khu vực nông thôn . tại  Như Thanh tỷ lệ đái tháo đường ở khu vực thị trấn cao hơn khu vực khác vì đối tượng nghiên cứu chỉ là bệnh nhân điều trị  tại bệnh viện. Để có được số liệu trên địa bàn toàn huyện cần phải có một điều tra dịch tễ học tại cộng đồng.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường có sự khác nhau ở đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp khác nhau. Theo Hoàng Thị Đợi nghiên cứu tại Thái Nguyên, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm cán bộ hưu trí chiếm 65,3%, làm ruộng 15,7%, cán bộ công chức 14,3%. Theo Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Tuyên Quang, nhóm cán bộ hưu trí chiếm 52,7%, làm ruộng chiếm 31%, cán bộ công chức 9,3%. Trương Văn Sáu nghiên cứu tại Bắc Giang cho thấy tỷ lệ mắc ở nhóm cán bộ hưu trí, làm ruộng và cán bộ công chức lần lượt là 48,4%, 39,1%, 12,5%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với các nghiên cứu trên, đó là tỷ lệ mắc ở nhóm cán bộ hưu trí, chiếm 57,7%. Nhóm cán bộ công chức chiếm 14,6%, nghề khác 27,7%.

* Thời gian phát hiện bệnh

Qua nghiên cứu 356 bệnh nhân chúng tôi thấy, số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm chiếm tỷ lệ cao 64.9%. Bệnh nhân mắc mới (<1 năm) chiếm tỷ lệ 21.9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của Khăm Pheng Phun Ma Keo cho thấy thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm là 63,8%, dưới 1 năm là 29,2 %. Nghiên cứu của Triệu Quang Phú, Bùi Thế Bừng cũng cho kết quả thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm chiếm đa số, tỷ lệ lần lượt là 53,9% và 51,9%.

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên 5 năm chiếm 13,2%. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo nhóm tuổi,. Bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh lâu nhất là 12 năm. Ngày nay, có lẽ do công tác quản lý bệnh đái tháo đường tương đối tốt, tuổi thọ của con người ngày càng tăng ... nên tuổi bệnh thường tăng song song với tuổi đời.

* Một số triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường rất đa dạng. Các triệu chứng cổ điển ăn nhiều, gầy nhiều, đái nhiều, uống nhiều có thể gặp đầy đủ hoặc không đầy đủ trên một bệnh nhân. Tần xuất xuất hiện các triệu chứng lần lượt là uống nhiều 67.7%, đái nhiều 65.4%, ăn nhiều 45,4%, gầy sút cân 59,2%. Bệnh nhân có đủ bốn triệu chứng cổ điển là 85/356 (23,8%).

Theo một số tác giả trên, các dấu hiệu gặp chủ yếu là đái nhiều, uống nhiều, gầy sút cân, trong đó dấu hiệu gầy sút cân chiếm tỷ lệ rất cao. Ngược lại, dấu hiệu gầy sút cân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, chiếm 59.2%. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại phù hợp với kết quả của Lý Thị Thơ, dấu hiệu gầy sút cân chiếm 47,3%. Một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh, Khăm Pheng Phun Ma Keo cũng cho kết quả tương tự. Như vậy, có thể thấy cách khởi phát bệnh đái tháo đường ở Như Thanh vẫn theo bệnh cảnh lâm sàng kinh điển, điều này có lẽ do sự phát hiện bệnh chưa kịp thời.

Ngoài các triệu chứng chính của bệnh, triệu chứng mệt mỏi thường gặp nhất (chiếm 83,1%).

Các triệu chứng khác có thể gặp là đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, rối loạn giấc ngủ... Có 65/356 bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gợi ý mà do tình cờ phát hiện ra. Trong bệnh đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường týp 2, tiến triển bệnh thường âm thầm, khi có biểu hiện trên lâm sàng bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Như vậy, không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán phát hiện bệnh. Đối với bệnh đái tháo đường, xét nghiệm glucose máu cần được xem là một xét nghiệm cơ bản, nhất là với đối tượng có yếu tố nguy cơ để hạn chế tối thiểu những trường hợp bỏ sót chẩn đoán không đáng có.

* Một số biến chứng

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có ít nhất một biến chứng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 62.9%. Trong đó, biến chứng tim mạch là 36%, biến chứng thận 16.3%, biến chứng thần kinh 12.9%. Tỷ lệ các biến chứng tăng theo tuổi và tăng theo thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nếu như ở nhóm tuổi dưới 40 và 40 - 49 số bệnh nhân có biến chứng là trên 57.1% thì tỷ lệ này là 61.5% ở nhóm tuổi 50 - 59 và cao ở nhóm tuổi trên 70, chiếm 80.9 %. Ở nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên 5 năm, biến chứng tim mạch cao là 38,3%, biến chứng thận 19.1%..

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Người ta cho rằng đây là một quá trình xảy ra lâu dài và liên tục với hai yếu tố xơ vữa mạch và tăng huyết áp. Chúng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, thúc đẩy nhau tiến triển. Nghiên cứu của chúng tôi thấy, trong 128 bệnh nhân biến chứng

tim mạch có 11 bệnh nhân suy tim.

Một biến chứng khác gặp tương đối nhiều trong nghiên cứu của chúng tôi đó là biến chứng thận. Biến chứng thận là do glucose máu tăng cao kéo dài cũng như các yếu tố ảnh hưởng khác như tăng huyết áp, nhiễm trùng tiểu… làm các mạch máu nhỏ ở thận bị dày lên, chức năng thận dần dần bị ảnh hưởng. Khi xuất hiện protein trong nước tiểu (đạm niệu) chứng tỏ có các tổn thương tại thận. Bệnh thận do đái tháo đường càng phát hiện muộn, màng đáy cầu thận tổn thương càng nặng,. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 58/356bệnh nhân (16.3%) có biến chứng thận (protein niệu dương tính). Trong 58 bệnh nhân có 12 bệnh nhân có mức creatinin máu trên 130µm/l tương ứng với suy thận giai đoạn 2 và 3 bệnh nhân suy thận giai đoạn 4.

Hiện nay, để phát hiện các tổn thương thận, cần tầm soát bằng việc làm các xét nghiệm phát hiện đạm trong nước tiểu. Nhưng khi xét nghiệm protein niệu âm tính cũng không cho phép kết luận chắc chắn bệnh nhân không có tổn thương thận. Khi đó cần xét nghiệm microalbumin niệu để chẩn đoán sớm hơn tổn thương thận, từ đó có biện pháp điều trị tích cực hơn làm giảm số bệnh nhân tiến triển đến suy thận. Mặt khác, microalbumin niệu phản ánh tổn thương vi mạch không chỉ ở thận mà còn ở các cơ quan khác của cơ thể như tim, não. Vì vậy, microalbumin niệu không chỉ là biểu hiện sớm của tổn thương thận mà còn là chỉ điểm nguy cơ cao các biến chứng tim mạch và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Thực tế, tại Bệnh viện Đa khoa Như thanh xét nghiệm protein niệu đã được làm thường kỳ.song microalbumin chưa có điều kiện làm.

Bệnh lý thần kinh đái tháo đường cũng là biến chứng thường gặp, với tổn thương đặc hiệu nhất là tổn thương thần kinh ngoại vi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thần kinh là 12.9%. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tuổi càng cao, thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng tăng nguy cơ biến chứng thần kinh.

Ngoài các biến chứng trên, bệnh nhân đái tháo đường còn gặp rất nhiều biến chứng khác như biến chứng mắt, hô hấp, răng lợi, da … Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi tần suất xuất hiện các biến chứng này không nhiều.

4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng

Đái tháo đường thường đi kèm với rối loạn nồng độ lipid và lipoprotein máu cũng như rối loạn về chất lượng các lipoprotein, đây cũng là yếu tố chính gây xơ vữa động mạch. Thiếu insulin và tình trạng kháng insulin là cơ chế chính đưa đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đặc điểm nổi bật là tăng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng triglycerid.

Nghiên cứu của chúng tôi có 273/356 (76,6%) bệnh nhân có rối loạn một hoặc nhiều thành phần lipid máu. Trong đó, rối loạn cholesterol máu toàn phần 45.2% (cholesterol toàn phần trung bình là 5,2 ), tăng triglycerid 31.5% (triglycerid trung bình là 2.2).

Nhiều tác giả đã nhận xét, rối loạn chuyển hoá lipid máu trong bệnh đái tháo đường thường rối loạn nhiều chỉ số với nhau. Vì vậy, phải đồng thời định lượng nhiều chỉ số và theo dõi thường xuyên hoặc định kỳ để phát hiện sớm những rối loạn lipid máu, dự phòng tốt hơn biến chứng bệnh đái tháo đường.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ số glucose máu trung bình của các nhóm tuổi đều cao nhưng nhóm tuổi 50 - 59 cao nhất. So sánh với tiêu chí kiểm soát glucose máu của WHO thì glucose máu trung bình nằm

ở mức kiểm soát kém. Trong 356 bệnh nhân, kiểm soát glucose máu ở mức tốt chỉ có 22,2%, mức chấp nhận 23,6% và còn 54.2% ở mức kiểm soát kém.

Bệnh nhân là cán bộ hưu trí có mức kiểm soát kém và chấp nhận cao nhất, chiếm tỷ lệ 46,1%.

Nghiên cứu UKPDS đã kết luận, việc kiểm soát glucose máu chặt chẽ trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng nhiều phương pháp điều trị làm giảm tỷ lệ tử vong và mức độ tàn phế. Do vậy, kiểm soát glucose máu chặt chẽ quan trọng là càng đưa glucose máu về gần với giá trị bình thường bao nhiêu thì càng kiểm soát được các biến chứng bấy nhiêu.

4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

* Tiền sử gia đình, tiền sử sản khoa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiền sử gia đình (quan hệ huyết thống) là một yếu tố nguy cơ thực sự của đái tháo đường týp 2. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân đái tháo đường có tiền sử gia đình là 17,7%, số phụ nữ có tiền sử sinh con trên 4kg là 0,56%. Như vậy, tỷ lệ phụ nữ sinh con trên 4kg trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu của một số tác giả ,lý do có thể do bệnh nhân nữ khi sinh con không cân hoặc không nhớ rõ .

Hiện nay, tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường và phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt, trong đó có tiền sử sinh con trên 4kg (một số tác giả cho rằng ở Việt Nam nên lấy ngưỡng trên 3,6kg) là yếu tố nguy cơ được chú ý tới khi tiến hành khám phát hiện sớm bệnh nhân đái tháo đường.

* Thói quen uống rượu, hút thuốc lá

Rượu và các dẫn xuất của rượu đã được ghi nhận có liên quan đến một số bệnh như tim mạch, loét dạ dày... và đái tháo đường. Rượu có tương tác với các thuốc hạ glucose máu  gây nguy hiểm như nhiễm axit lactic hoặc biến chứng hạ đường huyết ở người đái tháo đường, tình trạng này rất khó phân biệt với say rượu, nên hay dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do không được phát hiện và xử lý sớm.

Tỷ lệ bệnh nhân có thói quen uống rượu trong nghiên cứu của chúng tôi là 28.6%,. Điều này có thể do tập quán sinh hoạt của người dân tại địa phương. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị đái tháo đường có nghiện rượu, thì hiểm họa tử vong tăng 50% so với những người đái tháo đường không uống rượu. Chính vì vậy, người bệnh nên tránh uống rượu nhưng tốt nhất là không uống rượu.

Thói quen hút thuốc lá gặp ở 26,9% bệnh nhân. Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người bệnh đái tháo đường mà còn rất có hại cho sức khoẻ con người nói chung. Thói quen này có liên quan đến nhiều yếu tố khác như trình độ văn hoá, nghề nghiệp, kinh tế, xã hội.

* Chỉ số khối cơ thể

Nhiều tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều kết luận: béo phì, đặc biệt béo phì trung tâm là yếu tố nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường týp 2. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường cao ở những người bị béo, ở những người béo trung bình, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 4 lần, nếu béo mức độ nặng thì tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp 30 lần so với người bình thường.

Thừa cân, béo phì có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin. Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hoá và oxy hoá glucose, làm chậm quá trình chuyển carbonhydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới và bệnh đái tháo đường xuất hiện.

Nghiên cứu của chúng tôi thấy đa số bệnh nhân đái tháo đường có thể trạng thừa cân và béo phì (BMI ³ 23), chiếm tỷ lệ 56,7. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với một số nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, tỷ lệ bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm 63,7%. Tuy nhiên, các kết quả này thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây, có thể do sự khác biệt về thể trạng của người châu Á, về điều kiện kinh tế cũng như về thói quen ăn uống, hoạt động thể lực.

Trong 356 bệnh nhân có 47 người có thể trạng gầy chiếm tỷ lệ 13.3% Các bệnh nhân này cư trú nhiều ở các xã vùng sâu, có lẽ ý thức bảo vệ sức khoẻ chưa cao nên phát hiện bệnh thường muộn.

Béo phì phát triển song hành với tốc độ tăng trưởng, tình trạng kinh tế xã hội thay đổi nhanh chóng, kéo theo sự thay đổi về lối sống hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Tỷ lệ bệnh nhân có BMI ≥ 23 và chỉ số B/M bệnh lý ngày càng tăng trong các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ xuất hiện biến chứng ở người bệnh cao hơn nếu như không giảm béo và duy trì thể trạng trung bình.

* Thói quen tập thể dục thể thao

Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh sinh của đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới, đặc biệt là những nghiên cứu UKPDS đã cho thấy việc luyện tập thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ đường máu, đồng thời giúp duy trì sự ổn định của lipid máu, huyết áp và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỷ lệ mắc mới đái tháo đường týp 2. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, nhóm đố  tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường gấp 2,4 lần so với nhóm chứng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân không tập thể dục thể thao chiếm 68.5%. Có 14% bệnh nhân thường xuyên tập thể dục thể thao, chủ yếu là cán bộ hưu và một số cán bộ công chức ở khu vực thị trấn. Vì vậy bệnh nhân cần được tư vấn cụ thể về chế độ sinh hoạt và hoạt động thể lực phù hợp.

Trên thực tế, bên cạnh những nguyên nhân không thể can thiệp như tuổi thọ tăng lên, những thay đổi về gen theo quốc gia, dân tộc, thì những yếu tố có thể can thiệp như lối sống, yếu tố môi trường... đối với bệnh nhân đái tháo đường cũng rất khó thay đổi. Trong nghiên cứu này chúng tôi mới chỉ bước đầu tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh. Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả vì vậy việc đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố liên quan với bệnh đái tháo đường có phần nào hạn chế. Để khẳng định chắc chắn cần có một nghiên cứu dịch tễ học rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, có thể nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống quản lý bệnh, phát hiện sớm để can thiệp và vai trò to lớn của công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong phòng chống bệnh đái tháo đường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu 356 bệnh nhân, chúng tôi rút ra một số kết

luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Như Thanh:

- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 56,7 bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm 86,3%, nhiều nhất là nhóm tuổi 50 - 59 (40,0%).

-   Đối tượng nghiên cứu là người dân tộc kinh 65.7%; cán bộ hưu 57,7%.

-   Thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm 64.9%.

-   Triệu chứng lâm sàng thường gặp: uống nhiều 67.7%, đái nhiều 65.4%, gầy sút cân 59,2%, ăn nhiều 45,4%.

-   62.9% đối tượng nghiên cứu có biến chứng; tỷ lệ một số biến chứng: tim mạch 36.0%, thận 16.3%, mắt 15.2%.

-   76,7% bệnh nhân có rối loạn lipid máu; 45,2% tăng cholesterol máu toàn phần; 31,5% tăng triglycerid;

- Kiểm soát  glucose  máu ở  mức  tốt  22,2%,  chấp  nhận 23,6%,  kém

54.2%, mức kiểm soát kém cao ở đối tượng nghiên cứu là cán bộ hưu (26,1%).

2.Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

          - Tiền sử gia đình liên quan là 17,7%.

- Thói quen uống rượu 28.6%; thói quen hút thuốc lá 26,9%.

- Thể trạng thừa cân và béo phì chiếm 56,7%.

- 68.5% đối tượng nghiên cứu không có thói quen tập thể dục thể thao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KIẾN NGHỊ

 

1.Tư vấn điều trị ngoại trú tốt để bệnh nhân nhân tuân thủ đúng chế độ

điều trị ngoại trú, hạn chế tình trạng không kiểm soát được glucose máu.

2.Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là cán bộ về hưu tương đối cao, vì vậy cần

phải tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức chung về bệnh đái tháo đường cho đối tượng này trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời và hạn chế biến chứng của bệnh.

                                                  Như thanh,ngày 23 tháng 10 năm 2019

           Chủ tịch                                                       Chủ đề tài

 

 

 

      BSCKII:Nguyễn Văn Phụng                        BS:Nguyễn Thị Mai Hương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.Phạm Hoài Anh (2003), Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá lipid máu ở

bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái  Nguyên,  Luận  văn  Thạc  sỹ  Y  học,  Trường  Đại  học  Y  khoa Thái Nguyên.

2.Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đường và rối

loạn dung nạp đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá và Nam Định", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 738-749.

3.Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, Mai Tuấn Hưng và

cộng sự (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối tượng có nguy cơ tại Cao Bằng", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 825-837.

4.Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam - Các

phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống, Nxb Y học, Hà Nội.

5.Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường - tăng

glucose máu, Nxb Y học, Hà Nội.

6.Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Bệnh đái đường"

Bệnh học Nội khoa sau đại học, tr. 214-229.

7.Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Đái tháo đường thai

nghén", Bệnh học Nội khoa sau đại học, tr. 347-359.

8.Lê Cảnh Chiến, Đỗ Công Tuyển và cộng sự (2007), “Kết quả điều tra

dịch tễ học bệnh đái tháo đường tại thị xã Tuyên Quang”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 317-319.

9.Vũ Huy Chiến và cộng sự (2007), “Tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố

nguy cơ với tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 tại một số vùng dân cư tỉnh

Thái Bình”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết chuyển  

hoá lần thứ 3, tr. 672-676.

10.Trần Hữu Dàng, Trình Vĩnh Tiến (2006), “Ảnh hưởng của thể trọng

lên nồng độ axít uric máu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí y học thực hành, (548), tr. 406-410.

 11. Trần Hữu Dàng và cộng sự (2007), "Nghiên cứu tình hình đái tháo

đường ở người 30 tuổi trở lên tại Thành phố Quy Nhơn", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 648-660.

 

12. Đào Thị Dừa, Nguyễn Hải Thuỷ (2008), "Nghiên cứu chất lượng sống

bệnh nhân đái tháo đường", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), tr. 349

13. Võ Bảo Dũng (2008), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận

lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), tr. 267-273.

14. Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương (2007), "Nghiên cứu thực trạng

bệnh đái tháo đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 900-911.

15. Susan Sam 1, Steven Haffner 2 (2008), "Relationship of Abdominal

Visceral and subcutaneous Adipose Tissue with Lipoprotein Particle Number and Size in Type 2 Diabetes", American Diabetes Association.

16. Theodore Mazzonel, Peter M. Meyer 2 (2006), "Relationship of

Traditional and Nontraditional Cardiovascular Risk Factors to Coronary Artery Calcium in Type 2 Diabetes", American Diabetes Association.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ Y TẾ THANH HOÁ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NHƯ THANH

 

 

 

HOÀNG THỊ TÂM

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC HIỂU BIẾT VÀ  CHUẨN BỊ TRANG THIẾT BỊ VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA  NHƯ THANH NĂM 2019

 

 

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

 

 

 

 

 

 

 

NHƯ THANH NĂM 2019

MỤC LỤC

                                                                                                                  Trang

Đặt vấn đề………………………………………………………………………...1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 51/2017/TT-BYT NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2017 HƯỚNG DẪN PHÒNG CHẨN ĐOÁN XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ

I. Một số khái niệm………………………………………………………………...3

II. Nguyên tắc dự phòng phản vệ…………………..……………………………....3

III. Chuẩn bị, dự phòng cấp cứu phản vệ …………………………………………..4

IV. Xử trí phản vệ………………………………………………………..……..….5

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN PHẢN VỆ…………………………………………5

I. Chẩn đoán phản vệ:……………………………………………………………...5

1. Triệu chứng gợi ý…………………………………………………………..........5

2. Các bệnh cảnh lâm sàng:…………………………………………………………6

II. Chẩn đoán phân biệt:…………………………………………………………....7

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ PHẢN VỆ…………………………..….7

Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau:……………………………………...7

1. Nhẹ (độ I): ………………………………………………………………….…....7

2. Nặng (độ II): …………………………………………………………………....7

3. Nguy kịch (độ III): …………………………………………………………….. 7

4. Ngừng tuần hoàn (độ IV):………………………………………………….…...8

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ CẤP CỨU PHẢN VỆ…………………………………....8
I. Nguyên tắc chung………….…………………………………………………......8

II. Xử trí phản vệ nhẹ...............................................................................................8

III. Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kch (độ II, III)....................8

IV. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch:………………………………….....9

V. Xử trí tiếp theo:…………………………………………………………….....10

VI. Theo dõi:………………………………………………………………….......12

HỘP THUỐC CẤP CỨU PHẢN VỆ VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ……………..12

I.Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ:………………………………………...12

II. Trang thiết bị y tế và thuốc tối thiểu cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…………………………………………………………………………...….13

HƯỚNG DẪN CHỈ ĐỊNH LÀM TEST DA………………………………….......13

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TEST DA………………………………………….....14

1. TEST LẨY DA……………………………………………………………..….14

2. TEST NỘI B̅………………………………………………………………...15

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………...16

2.2. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………....16

2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: …………………………………………......16

2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….…..16

2.5. Phương pháp thu thập số liệu:………………………………………………...17

2.6. Phân tích số liệu và đánh giá:…………………………………………..….... .17

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu………………………………..…18

Bảng 1. Phân bố điều dưỡng theo tuổi và giới…………………………………....18

Bảng 2: Trình độ và thời gian công tác…………………………………………...18

3.2. Kiến thức hiểu biết của điều dưỡng về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ…19

3.2.1. Hiểu biết về một số khái niệm ………………………………………..…....19

3.2.2.  Hiểu biết về chẩn đoán mức độ phản vệ…………………………………..19

3.2.3.  Hiểu biết về xử trí cấp cứu phản vệ………………………………………..20

3.2.4 Hiểu biết về thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ……………………....20

3.2.5. Hiểu biết của điều dưỡng về chỉ định và quy trình kỹ thuật test da ………..21

Bảng 5: Hiểu biết về chỉ định test da……………………………………………...21

Bảng 6: Hiểu biết về quy trình kỹ thuật test lẫy da………………………………..22

Bảng 7: Hiểu biết về quy trình kỹ thuật test nội b셅………………………......23

3.2.6. Các biện pháp dự phòng cấp cứu phản vệ………………………………....24

Bảng 8: Hiểu biết về chuẩn bị, dự phòng cấp cứu phản vệ…………………….....24

3.3. Liên quan giữa kiến thức với trình độ, tuổi của đối tượng…………………...25

Bảng 9: Liên quan giữa trình độ với kiến thức về xử trí cấp cứu phản vệ………...25

Bảng 10: Liên quan giữa thời gian công tác với kiến thức về xử trí cấp cứu phản vệ…………………………………………………………………………………26

3.4. Thực trạng hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế tại các khoa…...27

Bảng 11: Hộp thuốc cấp cứu phản vệ………………………………………….….27

Bảng 12: Trang thiết bị y tế…………………………….……………….………...28

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung của đối tượng: ………………………………………………..29

2. Kiến thức của Điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ……………………….29

   3. Các yếu tố liên quan của Điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ;……………..31

    4. Công tác chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu và trang thiết bị cấp cứu phản vệ:…………………………………………………………………………….…..31

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN…………………………………………………………………….32

1. Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về công tác phòng và cấp cứu phản vệ….32

2. Thực trạng công tác chuẩn bị thuốc và trang thiết bị phục vụ công tác cấp cứu phản vệ…………………………………………………………………………...32

II. KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………....33

1. Đối với Điều dưỡng:……………………………………………………… .…..33

2. Đối với Bệnh viện……………………………………………………………....33

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu đánh giá kiến thức điều dưỡng về phòng và xử trí phản ………..34

Phần 1: Thông tin chung…………………………………………………………..34 Phần 2: Kiến thức của điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ……………...........34

1. Hiểu biết về một số khái niệm:…………………………………………….…....34

2. Hiểu biết về chẩn đoán mức độ phản vệ:……………………………….…..…..35

3. Hiểu biết về xử trí cấp cứu phản vệ:………………………………………..…..35

4. Liệt kê thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ:………………………………...36

5. Hiểu biết về chỉ định test da……………………………………………….…...36

6. Hiểu biết về quy trình test da………………………………………………..….37

7. Hiểu biết về quy trình test nội b셅…………………………………………..37

8. Hiểu biết về chuẩn bị, dự phòng cấp cứu phản vệ……………………………...38

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốc phản vệ là tai biến của phản ứng dị ứng ở mức độ nguy kịch, biểu hiện đặc trưng là tình trạng tụt huyết áp và giảm tưới máu tổ chức dẫn đến một loạt các rối loạn về tuần hoàn, hô hấp, đường thở và thường biểu hiện các triệu chứng trên da và niêm mạc.

Trên Thế giới, tỷ lệ sốc phản vệ ngày càng gia tăng tùy theo nguyên nhân, theo mùa và theo từng nghiên cứu. Theo công bố gần đây, tỷ lệ sốc phản vệ trung bình là 0,05 - 2%.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy tỷ lệ sốc phản vệ tăng lên. Cụ thể: ca phản ứng với penicillin đầu tiên được tác giả Nguyễn Năng An công bố vào năm 1960. Nghiên cứu hồi cứu trong 5 năm của tác giả Nguyễn Văn Đoàn cho thấy tỷ lệ sốc phản vệ tăng từ 0,056 (2009) lên 0,07 (2013). Năm 2015, Bộ Y tế công bố đã có 9260 ca sốc phản vệ (tăng 10% so với năm 2014 với 8513 ca).

Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh và có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách. Việc nhân viên y tế, đặc biệt là Điều dưỡng, là người tiếp xúc với người bệnh thường xuyên nhất, là người phát hiện những dấu hiệu triệu chứng đầu tiên của sốc phản vệ cần phải có kiến thức, kỹ năng thực hành và chuẩn bị đầy đủ thuốc trang thiết bị cần thiết để xử trí phản vệ thuần thục sẽ nâng cao hiệu quả cấp cứu người bệnh phản vệ.

Ngày 15 tháng 2 năm 2018 Bộ y tế ban hành Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ thay thế cho thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 4 tháng 5 năm 1999 quy định các Bác sỹ, Điều dưỡng phải nắm vững kiến thức và thực hành được cấp cứu phản vệ theo phác đồ để xử lý kịp thời khi phát hiện người bệnh có biểu hiện phản vệ nhằm hạn chế thấp nhất các tai biến cho người bệnh. Tại Bệnh viện đa khoa Như Thanh bệnh viện đã tổ chức tập huấn và trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế theo yêu cầu của thông tư. Bệnh viện yêu cầu các Bác sỹ, Điều dưỡng phải nắm vững Thông tư 51/2017/TT-BYT nhằm đảm bảo việc chủ động tốt nhất để xử trí đạt hiệu quả tốt nhất khi phát hiện người bệnh có biểu hiện phản vệ. Nhưng cho đến nay tại bệnh viện chưa có nghiên cứu nào đánh giá được thực trạng công tác chuẩn bị thuốc, trang thiết bị y tế và kiến thức về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của cán bộ y tế nói chung và của Điều dưỡng nói riêng. Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Đánh giá thực trạng kiến thức hiểu biết và chuẩn bị trang thiết bị y tế về phòng, chẩn đoán  và xử trí phản vệ của Điều dưỡng các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa Như Thanh năm 2019” với mục tiêu:

          - Mô tả thực trạng công tác chuẩn bị thuốc, trang thiết bị và kiến thức của Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng về phòng, chẩn đoán  và cấp cứu phản vệ.

          - Đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị  phòng, chẩn đoán và cấp cứu phản vệ tại bệnh viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 51/2017/TT-BYT NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2017 HƯỚNG DẪN PHÒNG CHẨN ĐOÁN XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ [1]

I. Một số khái niệm:

1. Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có th xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

2. Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác.

3. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

II. Nguyên tắc dự phòng phản vệ

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải bảo đảm các nguyên tắc dự phòng phản vệ sau đây:

1. Ch định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác.

2. Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh.

Trường hợp không có thuốc thay thế phù hợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩn chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ để thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.

Việc thử phản ứng trên người bệnh với thuốc hoặc dị nguyên đã từng gây dị ứng cho người bệnh phải được tiến hành tại chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do các bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ thực hiện.

4. Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc hiện hành theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.

5. Bác sĩ, người kê đơn thuốc hoặc nhân viên y tế khác có thẩm quyền phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của người bệnh trước khi kê đơn thuốc hoặc chỉ định sử dụng thuốc theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện.

6. Khi đã xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y tế phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây dị ứng theo hướng dẫn tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, giải thích kỹ và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế mỗi khi khám bệnh, chữa bệnh.

III. Chuẩn bị, dự phòng cấp cứu phản vệ

1. Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ.

2. Nơi có sử dụng thuốc, xe tiêm phải được trang bị và sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu phản vệ. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo quy định tại mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế theo quy định tại mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bác sĩ, nhân viên y tế phải nắm vững kiến thức và thực hành được cấp cứu phản vệ theo phác đồ.

5. Trên các phương tiện giao thông công cộng máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, cần trang bị hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo hướng dẫn tại mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

IV. Xử trí phản vệ

1. Adrenalin là thuốc quan trọng hàng đầu để tiêm bắp ngay cho người bị phản vệ khi được chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

2. Bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên phải xử trí cấp cứu phản vệ theo quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với người có tiền sử phản vệ có sẵn adrenalin mang theo người thì người bệnh hoặc người khác không phải là nhân viên y tế được phép sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp để tiêm bắp cấp cứu khi không có nhân viên y tế.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN PHẢN VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Chẩn đoán phản vệ:

1. Triệu chứng gợi ý

Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau:

a) Mày đay, phù mạch nhanh.

b) Khó thở, tức ngực, thở rít.

c) Đau bụng hoặc nôn.

d) Tụt huyết áp hoặc ngất.

e) Rối loạn ý thức.

2. Các bệnh cảnh lâm sàng:

1. Bệnh cảnh lâm sàng 1: Các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa...) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:

a) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).

b) Tụt huyết áp (HA) hay các hậu quả của tụt HA (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).

2. Bệnh cảnh lâm sàng 2: Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ:

a) Biểu hiện ở da, niêm mạc: mày đay, phù mạch, ngứa.

b) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).

c) Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).

d) Các triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau bụng...).

3. Bệnh cảnh lâm sàng 3: Tụt huyết áp xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ mà người bệnh đã từng bị dị ứng:

a) Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm thu (HA tối đa) hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi (huyết áp tâm thu < 70mmHg).

b) Người lớn: Huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu nền.

II. Chẩn đoán phân biệt:

1. Các trường hợp sốc: sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn.

2. Tai biến mạch máu não.

3. Các nguyên nhân đường hô hấp: COPD, cơn hen phế quản, khó thở thanh quản (do dị vật, viêm).

4. Các bệnh lý ở da: mày đay, phù mạch.

5. Các bệnh lý nội tiết: cơn bão giáp trạng, hội chứng carcinoid, hạ đường máu.

6. Các ngộ độc: rượu, opiat, histamin./.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ PHẢN VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau:

(lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự)

1. Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

2. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

3. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp th.

c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn./.

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ CẤP CỨU PHẢN VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Nguyên tắc chung

1. Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại ch và theo dõi liên tục ít nht trong vòng 24 giờ.

2. Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ.

3. Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

4. Ngoài hướng dẫn này, đối với một số trường hợp đặc biệt còn phải xử trí theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

II. Xử trí phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch

1. Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh.

2. Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời.

III. Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kch (độ II, III)

Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh:

1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).

2. Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mục IV dưới đây).

3. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.

4. Thở ô xy: người lớn 6-101/phút, trẻ em 2-41/phút qua mặt nạ hở.

5. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh.

a) Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).

b) Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).

6. Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh (theo mục IV dưới đây).

7. Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).

IV. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch

Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy.

1. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp:

a) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống).

b) Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống).

c) Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống).

d) Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ng).

e) Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống).

2. Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần.

3. Tiêm nhắc lại adrenalin liều như khoản 1 mục IV 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định.

4. Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp như khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tun hoàn phải:

a) Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng:

- Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền.

- Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm.

b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch. Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh.

c) Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết.

5. Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ.

V. Xử trí tiếp theo

1. Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn: Tùy mức độ suy tuần hoàn, hô hấp có thể sử dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a) Thở oxy qua mặt nạ: 6-10 lít/phút cho người lớn, 2-4 lít/phút ở trẻ em,

b) Bóp bóng AMBU có oxy,

c) Đặt ống nội khí quản thông khí nhân tạo có ô xy nếu thở rít tăng lên không đáp ứng với adrenalin,

d) Mở khí quản nếu có phù thanh môn-hạ họng không đặt được nội khí quản,

đ) Truyền tĩnh mạch chậm: aminophyllin 1mg/kg/giờ hoặc salbutamol 0,1 µg/kg/phút hoặc terbutalin 0,1 µg/kg/phút (tốt nhất là qua bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch),

e) Có thể thay thế aminophyllin bằng salbutamol 5mg khí dung qua mặt nạ hoặc xịt họng salbutamol 100µg người lớn 2-4 nhát/lần, trẻ em 2 nhát/lần, 4-6 lần trong ngày.

2. Nếu không nâng được huyết áp theo mục tiêu sau khi đã truyền đủ dịch và adrenalin, có thể truyền thêm dung dịch keo (huyết tương, albumin hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào sẵn có).

3. Thuốc khác:

- Methylprednisolon 1-2mg/kg ở người lớn, tối đa 50mg ở trẻ em hoặc hydrocortison 200mg ở người lớn, tối đa 100mg ở trẻ em, tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở).

- Kháng histamin H1 như diphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: người lớn 25-50mg và trẻ em 10-25mg.

- Kháng histamin H2 như ranitidin: ở người lớn 50mg, ở trẻ em 1mg/kg pha trong 20ml Dextrose 5% tiêm tĩnh mạch trong 5 phút.

- Glucagon: sử dụng trong các trường hợp tụt huyết áp và nhịp chậm không đáp ứng với adrenalin. Liều dùng: người lớn 1-5mg tiêm tĩnh mạch trong 5 phút, trẻ em 20-30µg/kg, tối đa 1mg, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 5-15µg/phút tùy theo đáp ứng lâm sàng. Bảo đảm đường thở tốt vì glucagon thường gây nôn.

- Có thể phối hợp thêm các thuốc vận mạch khác: dopamin, dobutamin, noradrenalin truyền tĩnh mạch khi người bệnh có sốc nặng đã được truyền đủ dịch và adrenalin mà huyết áp không lên.

VI. Theo dõi

1. Trong giai đoạn cấp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpCO2 và tri giác 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định.

2. Trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác mỗi 1-2 giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo.

3. Tất cả các người bệnh phản vệ cần được theo dõi ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định và đề phòng phản vệ pha 2.

4. Ngừng cấp cứu: nếu sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực không kết quả./.

HỘP THUỐC CẤP CỨU PHẢN VỆ VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

I. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ:

STT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

1

Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ (Phụ lục III, Phụ lục X)

bản

01

2

Bơm kim tiêm vô khuẩn

 

 

- Loại 10ml

cái

02

- Loại 5ml

cái

02

- Loại 1ml

cái

02

- Kim tiêm 14-16G

cái

02

3

Bông tiệt trùng tẩm cồn

gói/hộp

01

4

Dây garo

cái

02

5

Adrenalin 1mg/1ml

ống

05

6

Methylprednisolon 40mg

lọ

02

7

Diphenhydramin 10mg

ống

05

8

Nước cất 10ml

ống

03

II. Trang thiết bị y tế và thuốc tối thiểu cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Oxy.

2. Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻ nhỏ.

3. Bơm xịt salbutamol.

4. Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mở khí quản và/hoặc mask thanh quản.

5. Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ) đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng thuốc gây tê, gây mê.

6. Các thuốc chống dị ứng đường uống.

7. Dịch truyền: natriclorid 0,9%./.

HƯỚNG DẪN CHỈ ĐỊNH LÀM TEST DA
(Gồm test ly da và test nội bì)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Không thử phản ứng (test) cho tất cả các loại thuốc trừ những trường hợp có chỉ định theo quy định tại khoản 2 dưới đây.

2. Phải tiến hành test da trước khi sử dụng thuốc hoặc dị nguyên nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan (thuốc, dị nguyên cùng nhóm hoặc có phản ứng chéo) và nếu người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiu dị nguyên khác nhau.

3. Khi thử test phải có sẵn các phương tiện cấp cứu phản vệ.

4. Việc làm test da theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư

5. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test da (ly da hoặc nội bì) dương tính thì không được sử dụng thuc hoặc dị nguyên đó.

6. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test lẩy da âm tính với dị nguyên đó thì tiếp tục làm test nội bì.

7. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc và kết quả test lẩy da và nội bì âm tính với thuc hoặc dị nguyên, trong trường hợp cấp cứu phải sử dụng thuc (không có thuc thay thế) cn cân nhc làm test kích thích và/hoặc giải mẫn cảm nhanh với thuốc tại chuyên khoa dị ứng hoặc các bác sĩ đã được tập huấn về dị ứng-miễn dịch lâm sàng tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu phản vệ và phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh bằng văn bản.8. Sau khi tình trạng dị ứng ổn định được 4-6 tuần, khám lại chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc các chuyên khoa đã được đào tạo về dị ứng-miễn dịch lâm sàng cơ bản để làm test xác định nguyên nhân phản vệ./.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TEST DA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. TEST LẨY DA

a) Giải thích cho người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh và ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test.

b) Chuẩn bị phương tiện (kim lẩy da, bơm kim tiêm vô trùng, dung dịch histamin 1mg/ml, thước đo kết quả, hộp cấp cứu phản vệ, thuốc hoặc dị nguyên được chuẩn hóa).

c) Sát trùng vị trí thử test (những vị trí rộng rãi không có tổn thương da như mặt trước trong cẳng tay, lưng), đợi khô.

d) Nhỏ các giọt dung dịch cách nhau 3-5cm, đánh dấu tránh nhầm lẫn.

- 1 giọt dung dịch natriclorid 0,9% (chứng âm).

- 1 giọt dung dịch thuốc hoặc dị nguyên nghi ngờ.

- 1 giọt dung dịch histamin 1mg/ml (chứng dương).

e) Kim lẩy da cắm vào giữa giọt dung dịch trên mặt da tạo một góc 45o rồi lẩy nhẹ (không chảy máu), nếu là loại kim nhựa 1 đầu có hãm, chỉ cần ấn thẳng kim qua giọt dung dịch vuông góc với mặt da, dùng giấy hoặc bông thấm giọt dung dịch sau khi thực hiện kỹ thuật.

f) Đọc kết quả sau 20 phút, kết quả dương tính khi xuất hiện sẩn ở vị trí dị nguyên lớn hơn 3mm hoặc trên 75% so với chứng âm.

2. TEST NỘI BÌ

a) Giải thích cho bệnh nhân hoặc đại diện hợp pháp của bệnh nhân và ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test.

b) Chuẩn bị dụng cụ (dung dịch natriclorid 0,9%, bơm kim tiêm vô trùng loại 1ml, thước đo kết quả, hộp cấp cứu phản vệ, thuc hoặc dị nguyên được chuẩn hóa).

c) Sát trùng vị trí thử test (những vị trí rộng rãi không có tổn thương da như mặt trước trong cẳng tay, lưng,..), đợi khô.

d) Dùng bơm tiêm 1ml tiêm trong da các điểm cách nhau 3-5cm, mỗi điểm 0,02-0,05ml tạo một nốt phồng đường kính 3mm theo thứ tự.

- Điểm 1: dung dịch natriclorid 0,9% (chứng âm).

- Điểm 2: dung dịch thuốc hoặc dị nguyên đã chuẩn hóa.

e) Đọc kết quả sau 20 phút, kết quả dương tính khi xuất hiện sẩn ở vị trí dị nguyên ≥ 3mm hoặc trên 75% so với chứng âm./.

         

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tất cả các Điều dưỡng, Kỹ thuật viên tại các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa Như Thanh có mặt tại thời điểm nghiên cứu

- Các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa Như Thanh

2.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Điều dưỡng, Kỹ thuật viên không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Điều dưỡng, Kỹ thuật viên đang trong thời gian nghỉ đẻ, đi học, ốm không có mặt tại thời điểm nghiên cứu

2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian:           Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2019

- Địa điểm:           Tại các khoa lâm sàng và hội trường tầng 3

2.4. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu:

Mô tả cắt ngang

- Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu: 32 người và 6 khoa lâm sàng

- Các biến số nghiên cứu:

+ Thông tin chung đối tượng: Tuổi, giới; trình độ và thời gian công tác

+ Thực trạng hiểu biết kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của Điều dưỡng: Hiểu biết về khái niệm phản vệ; hiểu biết về chẩn đoán phản vệ theo mức độ; hiểu biết về xử trí cấp cứu phản vệ; hiểu biết về thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ; hiểu biết về chỉ định thử test và quy trình kỹ thuật test; hiểu biết về chuẩn bị và phương pháp dự phòng phản vệ.

+ Các yếu tố liên quan đến hiểu biết về kiến thức phòng xử trí phản vệ: Liên quan giữa trình độ; liên quan giữa thời gian công tác.

+ Thực trạng về chuẩn bị thuốc và trang thiết bị thiết yếu để phòng và xử trí phản vệ tại các khoa lâm sàng: Thực trạng hộp thuốc chống phản vệ; thực trạng trang thiết bị phòng chống phản vệ.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu:

- Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn dựa vào thông tư Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chuẩn đoán và xử trí phản vệ. Bộ câu hỏi gồm 02 phần. Phần 01 là thông tin chung, phần 02 là kiến thức của điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ bao gồm các câu hỏi đúng/sai, điền vào chỗ trống chia làm tám phần: khái niệm phản vệ, chẩn đoán phản vệ theo mức độ, xử trí cấp cứu phản vệ, biện pháp phòng phản vệ….

Phòng điều dưỡng thông báo lịch tập huấn thường quy về quy trình điều dưỡng (không cho biết mục đích lấy phiếu về nghiên cứu để đảm bảo khách quan). Tập hợp điều dưỡng có mặt, hướng dẫn điền phiếu, phát phiếu cho các điều dưỡng tự điền trong thời gian 20 phút trước tập huấn quy trình.

- Trực tiếp kiểm tra hộp thuốc chống sốc, trang thiết bị y tế tối thiểu cấp cứu phản vệ tại các khoa lâm sàng.

2.6. Phân tích số liệu và đánh giá:

Số liệu được kiểm tra, làm sạch, nhập liệu và phân tích

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Phân bố điều dưỡng theo tuổi và giới

Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ

Giới

Nam

07

21,9

Nữ

25

78,1

Tổng

32

100

Tuổi

21-29

05

15,6

30-49

21

65,6

50-60

06

18,8

Tổng

32

100

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu đa số là nữ chiếm 78,1%, lứa tuổi từ 30-49 chiếm tỷ lệ cao 65,6%.

 

Bảng 2: Trình độ và thời gian công tác

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ

Thời gian công tác

<10 năm

13

40,6

10-20 năm

13

40,6

>20 năm

06

18,8

Tổng

32

100

Trình độ

Đại học

03

9,4

Cao đẳng

26

81,2

Trung cấp

03

9,4

Tổng

32

100

Nhận xét:

- Tỷ lệ Điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 10 năm và 10-20 năm chiếm tỷ lệ cao 40,6% là.

- Trình độ chuyên môn cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm  81,2%

3.2. Kiến thức hiểu biết của điều dưỡng về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ

3.2.1. Hiểu biết về một số khái niệm

Biểu đồ 1. Hiểu biết về một số khái niệm

Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng hiểu biết sai về khái nhiệm sốc phản vệ cao chiếm 37.8%.

3.2.2.  Hiểu biết về chẩn đoán mức độ phản vệ

Biểu đồ 2: Hiểu biết về chẩn đoán mức độ phản vệ

Nhận xét: 100% điều dưỡng trả lời đúng về chẩn đoán mức độ phản vệ độ IV và độ I

3.2.3.  Hiểu biết về xử trí cấp cứu phản vệ

Bảng 3: Hiểu biết của điều dưỡng về xử trí cấp cứu phản vệ

Xử trí

Trả lời đúng

Trả lời sai

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

Xử trí phản vệ nhẹ

27

84,4

5

15,6

Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức độ nặng

22

68,75

10

31,25

Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức độ nguy kịch

20

62,5

12

37,5

Nhận xét: Tỷ lệ Điều dưỡng trả lời sai về phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức độ nguy kịch và nặng chiếm 37,5 và 31,25%

3.2.4 Hiểu biết về thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ

Bảng 4: Liệt kê thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ

Nội dung

Trả lời đúng

Trả lời sai

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

1. Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ  x 01 bản

32

100

0

0

2. Bơm kim tiêm vô khuẩn các loại

29

90,6

3

9,4

3. Bông tiệt trùng tẩm cồn x 01 Hộp/gói

32

100

0

0

4. Dây garo x 02 cái

26

81,25

6

18,75

5. Adrenalin 1mg/1ml x 05 ống

32

100

0

0

6. Methylprednisolon 40mg x 02 lọ

32

100

0

0

7. Diphenhydramin 10mg: 05 ống

32

100

0

0

8. Nước cất 10ml x 03 ống

32

100

0

0

Nhận xét: Đa số Điều trả lời đúng về thành phần và số lượng hộp thuốc cấp cứu.

 

3.2.5. Hiểu biết của điều dưỡng về chỉ định và quy trình kỹ thuật test da

Bảng 5: Hiểu biết về chỉ định test da

Nội dung

Trả lời đúng

Trả lời sai

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

Không thử phản ứng cho tất cả các loại thuốc trừ các trường hợp có chỉ định sau

26

81,25

6

18,75

Phải tiến hành test da trước khi sử dụng thuốc nếu bệnh nhân có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau

32

100

0

0

Khi thử test phải có sẵn hộp thuốc cấp cứu phản vệ

32

100

0

0

Việc làm test da theo quy định tại phụ lục IX

32

100

0

0

Nếu người bệnh có tiền xử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test da dương tính thì không được sử dụng thuốc hoặc dị nguyên đó

32

100

0

0

Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test lẫy da âm tính với dị nguyên đó thì tiếp tục làm test nội bì

32

100

0

0

Nhận xét: Phần lớn Điều dưỡng trả lời đúng về chỉ định test da.  Chỉ còn 18.75 %  nghĩ rằng phải thử tets cho tất cả các thuốc kháng sinh trước khi tiêm cho người bệnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 6: Hiểu biết về quy trình kỹ thuật test lẫy da

Nội dung

Trả lời đúng

Trả lời sai

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Giải thích cho NB hoặc người đại diện hợp pháp ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test

22

68,75

10

31,25

Chuẩn bị đầy đủ phương tiện

32

100

0

0

Sát trùng vị trí thử test (Mặt trước trong cẳng tay), đợi khô

32

100

0

0

Nhỏ các giọt dung dịch cách nhau 3-5cm, đánh dấu tránh nhầm lẫn

32

100

0

0

Kim lẫy da cắm vào giữa giọt dung dịch trên mặt da tạo thành một góc 45º rồi lẫy nhẹ (không chảy máu)

32

100

0

0

Đọc kết quả sau 20 phút, kết quả dương tính khi xuất hiện sẩn ở vị trí dị nguyên lớn hơn 3mm hoặc trên 75% so với chứng âm

32

100

0

0

Nhận xét: 31,25 % Điều dưỡng trả lời sai trước khi được chỉ định thử tets cho NB phải giải thích cho NB hoặc người nhà  ký xác nhận vào phiếu đề nghị thử tets.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 7: Hiểu biết về quy trình kỹ thuật test nội bì

Nội dung

Trả lời đúng

Trả lời sai

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Giải thích cho NB hoặc người đại diện hợp pháp ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test

22

68,75

10

31,25

Chuẩn bị đầy đủ phương tiện

32

100

0

0

Sát trùng vị trí thử test (Mặt trước trong cẳng tay), đợi khô

32

100

0

0

Dùng bơm tiêm 1ml tiêm trong da các điểm cáh nhau 3-5cm mỗi điểm 0,02-0,05 ml tạo một nốt phồng đường kính 3mm theo thứ tự

32

100

0

0

Đọc kết quả sau 20 phút, kết quả dương tính khi xuất hiện sẩn ở vị trí dị nguyên ≥3mm hoặc trên 75% so với chứng âm

32

100

0

0

Nhận xét: 31,25 % Điều dưỡng trả lời sai trước khi được chỉ định thử tets cho NB phải giải thích cho NB hoặc người nhà  ký xác nhận vào phiếu đề nghị thử test.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2.6. Các biện pháp dự phòng cấp cứu phản vệ

Bảng 8: Hiểu biết về chuẩn bị, dự phòng cấp cứu phản vệ

Nội dung

Trả lời đúng

Trả lời sai

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ

32

100

0

0

Nơi có sử dụng thuốc, xe tiêm phải được trang bị và sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu phản vệ. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo đúng quy định.

32

100

0

0

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang bị y tế đầy đủ theo thông tư

32

100

0

0

Bác sỹ, nhân viên y tế phải nắm vững kiến thứcvà thực hành được cấp cứu phản vệ theo phác đồ

32

100

0

0

Nhận xét: 100% Điều dưỡng hiểu biết đầy đủ về việc phải chuẩn bị và dự phòng đầy đủ thuốc và dụng cụ để cấp cứu phản vệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3. Liên quan giữa kiến thức với trình độ, tuổi của đối tượng

Bảng 9: Liên quan giữa trình độ với kiến thức về xử trí cấp cứu phản vệ

Trình độ

Xử trí phản vệ nhẹ

Xử trí phản vệ nặng

Xử trí phản vệ nguy kịch

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Đại học

     (n=3)

02

01

02

01

03

00

Cao đẳng

    (n=26)

24

02

19

07

16

10

Trung cấp

     (n=3)

01

02

01

02

01

02

Tổng

27

05

22

10

20

12

Nhận xét:

Điều dưỡng có trình độ đại học, cao đẳng kiến thức hiểu biết về xử trí cấp cứu phản vệ tốt hơn Điều dưỡng có trình độ trung cấp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 10: Liên quan giữa thời gian công tác với kiến thức về xử trí cấp cứu phản vệ

Thâm niên

Xử trí phản vệ nhẹ

Xử trí phản vệ nặng

Xử trí phản vệ nguy kịch

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Đúng

Sai

<10 năm

(n=13)

10

3

9

4

8

5

10-20 năm

    (n=13)

13

0

10

3

11

2

>20 năm

(n=6)

4

2

3

3

1

5

Tổng

27

05

22

10

20

12

Nhận xét: Điều dưỡng có thâm niên công tác từ 10-20 năm kiến thức hiểu biết về xử trí cấp cứu phản vệ tốt hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.4. Thực trạng hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế tại các khoa

Bảng 11: Hộp thuốc cấp cứu phản vệ

 


                 Nội dung         

Khoa

 

Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ  

Bơm kim tiêm vô khuẩn

Bông tiệt trùng tẩm cồn

Dây garo

Adrenalin 1mg/1ml

Methylprednisolon 40mg

Diphenhydramin 10mg l

Nước cất 10ml

Khoa HSCC - Nhi

Đầy đủ

x

x

x

x

x

x

x

x

Chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoa Nội

Đầy đủ

x

x

x

x

x

x

x

x

Chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoa Ngoại

Đầy đủ

x

x

x

x

x

x

x

x

Chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoa Phụ sản

Đầy đủ

x

x

x

x

x

x

x

x

Chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoa Đông y

Đầy đủ

x

x

x

x

x

x

x

x

Chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoa Truyền nhiễm

Đầy đủ

x

x

x

x

x

x

x

x

Chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét: Hộp thuốc cấp cứu phản vệ tại tất cả các khoa đều được chuẩn bị đầy đủ

Bảng 12: Trang thiết bị y tế

 


                 Nội dung         

Khoa

 

Oxy  

 Bóp bóng và mặt nạ người lớn, trẻ em

Bơm xịt Salbutamol

Bộ đặt nội khí quản

Nhũ dịch lipit

Các thuốc chống dị ứng đường uống

Dịch truyền natriclo 0,9%

Khoa HSCC - Nhi

Đầy đủ

x

x

x

x

 

 

x

Chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

 

 

 

x

x

 

Khoa Nội

Đầy đủ

 

x

 

x

 

 

x

Chưa đầy đủ

x

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

 

x

 

x

x

 

Khoa Ngoại

Đầy đủ

x

x

x

x

 

 

x

Chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

 

 

 

x

x

 

Khoa Phụ sản

Đầy đủ

x

 

 

 

 

 

x

Chưa đầy đủ

 

x

 

x

 

 

 

Chưa có

 

 

x

 

x

x

 

Khoa Đông y

Đầy đủ

x

 

 

 

 

 

x

Chưa đầy đủ

 

 

 

 

 

 

 

Chưa có

 

x

x

x

x

x

 

Khoa Truyền nhiễm

Đầy đủ

x

 

 

 

 

x

x

Chưa đầy đủ

 

x

 

x

 

 

 

Chưa có

 

 

x

 

x

 

 

Nhận xét: Tại tất cả các khoa chưa có nhũ dịch lipit, chưa có các thuốc chống dị ứng đường uống, có 4 khoa chưa có bơm xịt salbutamol.

CHƯƠNG IV

BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung của đối tượng:

- Điều dưỡng các khoa lâm sàng tham gia nghiên cứu đa số là nữ chiếm 78,1%, tuổi đời từ 30-49 chiếm tỷ lệ cao 65,6%. Điều này cũng phù hợp với tình hình bệnh viện trong những năm gần đây tuyển ít nhân lực Điều dưỡng.

- Điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 10 năm và 10-20 năm chiếm tỷ lệ cao 40,6% .

- Trình độ chuyên môn đa số là cao đẳng, đại học  chiếm  90,6% so với các bệnh viện cùng tuyến trên địa bàn thì tỷ lệ Điều dưỡng có trình độ Đại học, Cao đẳng của bệnh viện là rất cao. Có lẽ chính vì thế mà kiến thức chung của điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ tương đối tốt.

2. Kiến thức của Điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các triệu chứng xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Vì vậy, sốc phản vệ là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp. Điều này cho thấy việc Điều dưỡng trong bệnh viện cần phải nắm vững kiến thức, chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị sẵn sàng để cấp cứu khi có bệnh nhân bị sốc phản vệ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kiến thức của Điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ tại bệnh viện như sau:

- 100% hiểu biết đúng về chẩn đoán mức độ phản vệ độ IV và độ I.

- 100% Điều dưỡng hiểu biết đầy đủ về thành phần hộp thuốc và trang thiết bị để cấp cứu phản vệ.

- Hiểu biết đúng của về quy trình, kỹ thuật test lẫy da và test nội bì: 100% Điều dưỡng trả lời đúng về chuẩn bị phương tiện, kỹ thuật cũng như cách đọc kết quả sau thử test.

- Về các biện pháp dự phòng cấp cứu phản vệ: 100% Điều dưỡng hiểu biết đúng về việc chuẩn bị, dự phòng đầy đủ các thuốc và dụng cụ để cấp cứu phản vệ.

- Đa số Điều dưỡng hiểu biết đúng về thành phần và số lượng hộp thuốc cấp cứu.

          - 85% Điều dưỡng hiểu biết đúng về các định nghĩa của phản vệ

          So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vân về kiến thức của điều dưỡng tại bệnh viện Bắc Thăng Long cho thấy kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp. 98,5% có kiến thức về danh mục các thuốc trong hộp chống sốc [2]. Từ các kết quả trên chúng ta có thể thấy được kiến thức của Điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ là tương đối tốt.

Bên cạnh đó có thể do những điểm mới của thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng chẩn đoán và xử trí phản vệ so với thông 08/1999/TT-BYT ngày 4 tháng 5 năm 1999 như: Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này và trường hợp những bệnh nhân có chỉ định của bác sỹ test kháng sinh thì trước khi test phải giải thích cho NB hoặc người đại diện hợp pháp ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test. Chính vì vậy mà vẫn có 18,75% Điều dưỡng nghĩ rằng phải thử test cho tất cả các kháng sinh trước khi tiêm kháng sinh cho người bệnh và 31,25% Điều dưỡng không nắm được việc trước khi có chỉ định test da cho người bệnh phải giải thích cho NB hoặc người đại diện cho người bệnh ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test; vẫn còn 37,8%  Điều dưỡng hiểu biết sai về khái niệm sốc phản vệ; 37,5 và 31,25% hiểu biết sai về xử trí cấp cứu phản vệ mức độ nặng và nguy kịch.

3. Các yếu tố liên quan của Điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ;

Qua nghiên cứu đã cho thấy:

Điều dưỡng có trình độ đại học, cao đẳng kiến thức hiểu biết về xử trí cấp cứu phản vệ tốt hơn Điều dưỡng có trình độ trung cấp.

          Điều dưỡng có thâm niên công tác từ 10-20 năm kiến thức hiểu biết về xử trí cấp cứu phản vệ tốt hơn các đối tượng khác.

4. Công tác chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu và trang thiết bị cấp cứu phản vệ:

Qua nghiên cứu tại các khoa lâm sàng của bệnh viện cho thấy:

         - Tất cả các hộp thuốc cấp cứu phản vệ đều được chuẩn bị đầy đủ cơ số theo danh mục quy định. Bệnh viện đã trang bị hộp đựng thuốc theo đúng quy định của thông tư 51/2017 của Bộ Y tế

        - Trang thiết bị y tế: Bệnh viện đã trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị cấp cứu phản vệ cho khoa HSCC - Nhi, Khoa Ngoại - LCK và khoa Phụ sản còn lại các khoa khác chưa được đầy đủ có thể do bệnh viện nghĩ rằng nếu có bệnh nhân phản vệ thì sẽ chuyển hết về khoa HSCC để xử lý nên tại các khoa Bội, Truyền nhiễm chưa được chuẩn bị đầy đủ. Tại tất cả các khoa đều chưa có nhũ dịch lipit, chưa có các thuốc chống dị ứng đường uống, có 4 khoa chưa có bơm xịt salbutamol.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

          1. Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về công tác phòng và cấp cứu phản vệ.

- 100% hiểu biết đúng về chẩn đoán mức độ phản vệ độ IV và độ I.

- 100% Điều dưỡng hiểu biết đầy đủ về thành phần hộp thuốc và trang thiết bị để cấp cứu phản vệ.

- 100% Điều dưỡng trả lời đúng về chuẩn bị phương tiện, kỹ thuật cũng như cách đọc kết quả sau thử test.

- 100% Điều dưỡng hiểu biết đúng về việc chuẩn bị, dự phòng đầy đủ các thuốc và dụng cụ để cấp cứu phản vệ.

- Đa số Điều dưỡng hiểu biết đúng về thành phần và số lượng hộp thuốc cấp cứu.

          - 85% Điều dưỡng hiểu biết đúng về các định nghĩa của phản vệ

Vẫn còn 18,75% Điều dưỡng nghĩ rằng phải thử test cho tất cả các kháng sinh trước khi tiêm cho người bệnh và 31,25% Điều dưỡng không nắm được việc trước khi có chỉ định test da cho người bệnh phải giải thích cho NB hoặc người đại diện cho người bệnh ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test; 37,8%  Điều dưỡng hiểu biết sai về khái niệm sốc phản vệ ; 37,5 và 31,25% hiểu biết sai về xử trí cấp cứu phản vệ mức độ nặng và nguy kịch.

2. Thực trạng công tác chuẩn bị thuốc và trang thiết bị phục vụ công tác cấp cứu phản vệ.

- Hộp thuốc cấp cứu phản: được trang bị đầy đủ, đủ cơ số theo quy định.

- Trang thiết bị: Chưa có nhũ dịch lipit, chưa có các thuốc chống dị ứng đường uống, có 4 khoa chưa có bơm xịt salbutamol

 

II. KIẾN NGHỊ

1.     Đối với Điều dưỡng:

Phải nắm vững các nội dung của thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng chẩn đoán và xử trí phản vệ đặc biệt là nội dung: Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ và trước khi có chỉ định test da cho người bệnh phải giải thích cho NB hoặc người đại diện cho người bệnh ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test

2.  Đối với bệnh viện

- Tập huấn nhắc lại thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng chẩn đoán và xử trí phản vệ.

`- Trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng và xử trí phản vệ tại tất cả các khoa

- Thường xuyên kiểm tra kiến thức của Điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ cũng như công tác chuẩn bị trang thiết bị cho phòng và cấp cứu phản vệ tại các khoa lâm sàng.

 

Như Thanh, ngày 22 tháng 10 năm 2019

        CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG                            NGƯỜI NGHIÊN CỨU

 

 

 

                                                                 Hoàng Thị Tâm

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC ĐIỀU DƯỠNG TRONG VIỆC

PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BỆNH NHÂN PHẢN VỆ

Với mục đích đánh giá thực trạng kiến thức của ĐD tại các khoa lâm sàng trong việc xử trí, chăm sóc bệnh nhân phản vệ.

Xin đề nghị bạn vui lòng trả lời những câu hỏi sau bằng cách điển đầy đủ vào (…) hoặc đánh dấu x vào các ô số tương ứng mà bạn cho là phù hợp nhất với các câu trả lời.

Phần 1: Thông tin chung

1. Tuổi của bạn:  20 - 29 tuổi                 30 - 49 tuổi              50 - 60 tuổi          

2. Giới tính:        Nam                       Nữ              

3. Đơn vị công tác:……………………………………………………………

4. Thâm niên công tác:

        < 10 năm                10 - 20 năm                   > 20 năm         

5. Trình độ chuyên môn:

                   Đại học                 Cao đẳng              Trung cấp  

           Phần 2: Kiến thức của điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ  

1. Hiểu biết về một số khái niệm:

STT

Khái niệm

Đúng

Sai

1

Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có th xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

 

 

2

Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác.

 

 

3

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

 

 

 

2. Hiểu biết về chẩn đoán mức độ phản vệ:

STT

Chẩn đoán

Đúng

Sai

1

 

 Nhẹ (độ I):

 

 

Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

 

 

2

Nặng (độ II):

 

 

Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

 

 

Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

 

 

Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

 

 

Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp

 

 

3

Nguy kịch (độ III):

 

 

Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản

 

 

Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp th

 

 

Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn

 

 

Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp

 

 

4

Ngừng tuần hoàn (độ IV):

 

 

Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn./.

 

 

3. Hiểu biết về xử trí cấp cứu phản vệ:

STT

Xử trí

Đúng

Sai

1

 

 Nhẹ (độ I):

 

 

Xử dụng thuốc Methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh.

 

 

Theo dõi sát mạch, huyết áp, ý thức ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời

 

 

2

Nặng (độ II):

 

 

Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (Nếu có)

 

 

Tiêm bắp Adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống với liều

- Người lớn: 1/2 ống

- Trẻ em: 1/5 - 1/3 ống

- Nhắc lại sau mỗi 3-5 phút cho đến khi hết các dấu hiệu về hô hấp, tiêu hóa, huyết động ổn định.

 

 

3

Nguy kịch (độ III):

 

 

Sau khi tiêm bắp Adrenalin >2 lần huyết áp không lên, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên:

 

 

* Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch:

Tiêm TM chậm Adrenalin pha loãng 1/10 (0,1mg = 1ml) tiêm nhắc lại khi cần

- Người lớn: 0,5-1ml (50-100µg)

- Trẻ em không áp dụng tiêm TM chậm

 

 

* Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch: Truyền tĩnh mạch chậm Adrenalin liên tục bắt đầu 0,1µg/kg/phút, chỉnh liều theo mạch và huyết áp.

 

 

Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn

 

 

Thở ô xy: người lớn 6-10 l/phút, trẻ em 2-4 l/phút qua mặt nạ hở.

 

 

Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).

 

 

Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).

 

 

Truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết.

 

 

Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).

 

 

4. Liệt kê thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ:

1. ……………………………………………………………………………………

2……………………………………………………………………………………..

3…………………………………………………………………………………….

4……………………………………………………………………………………..

5……………………………………………………………………………………..

6…………………………………………………………………………………….

7………………………………………………………………………………………

8………………………………………………………………………………………

5. Hiểu biết về chỉ định test da

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Không thử phản ứng (test) cho tất cả các loại thuốc trừ những trường hợp có chỉ định theo quy định tại khoản 2 dưới đây.

 

 

2

Phải tiến hành test da trước khi sử dụng thuốc hoặc dị nguyên nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan và nếu người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiu dị nguyên khác nhau.

 

 

3

Khi thử test phải có sẵn các phương tiện cấp cứu phản vệ

 

 

4

Việc làm test da theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này

 

 

5

Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test da dương tính thì không được sử dụng thuc hoặc dị nguyên đó.

 

 

6

Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test lẩy da âm tính với dị nguyên đó thì tiếp tục làm test nội bì.

 

 

7

Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc và kết quả test lẩy da và nội bì âm tính với thuc hoặc dị nguyên, trong trường hợp cấp cứu phải sử dụng thuc (không có thuc thay thế) cn cân nhc làm test kích thích và/hoặc giải mẫn cảm nhanh với thuốc tại chuyên khoa dị ứng hoặc các bác sĩ đã được tập huấn về dị ứng-miễn dịch lâm sàng tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu phản vệ và phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh bằng văn bản.

 

 

8

Sau khi tình trạng dị ứng ổn định được 4-6 tuần, khám lại chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc các chuyên khoa đã được đào tạo về dị ứng-miễn dịch lâm sàng cơ bản để làm test xác định nguyên nhân phản vệ

 

 

6. Hiểu biết về quy trình test da

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Giải thích cho người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh và ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test.

 

 

2

Chuẩn bị đủ phương tiện

 

 

3

Sát trùng vị trí thử test (những vị trí rộng rãi không có tổn thương da như mặt trước trong cẳng tay, lưng), đợi khô

 

 

4

Nhỏ các giọt dung dịch cách nhau 3-5cm, đánh dấu tránh nhầm lẫn.

- 1 giọt dung dịch natriclorid 0,9% (chứng âm).

- 1 giọt dung dịch thuốc hoặc dị nguyên nghi ngờ.

- 1 giọt dung dịch histamin 1mg/ml (chứng dương).

 

 

5

Kim lẩy da cắm vào giữa giọt dung dịch trên mặt da tạo một góc 45o rồi lẩy nhẹ (không chảy máu), nếu là loại kim nhựa 1 đầu có hãm, chỉ cần ấn thẳng kim qua giọt dung dịch vuông góc với mặt da, dùng giấy hoặc bông thấm giọt dung dịch sau khi thực hiện kỹ thuật..

 

 

6

Đọc kết quả sau 20 phút, kết quả dương tính khi xuất hiện sẩn ở vị trí dị nguyên lớn hơn 3mm hoặc trên 75% so với chứng âm

 

 

7. Hiểu biết về quy trình test nội bì

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Giải thích cho người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh và ký xác nhận vào mẫu phiếu đề nghị thử test.

 

 

2

Chuẩn bị đủ phương tiện

 

 

3

Sát trùng vị trí thử test (mặt trước trong cẳng tay, lưng,..), đợi khô.

 

 

4

Dùng bơm tiêm 1ml tiêm trong da các điểm cách nhau 3-5cm, mỗi điểm 0,02-0,05ml tạo một nốt phồng đường kính 3mm theo thứ tự.

- Điểm 1: dung dịch natriclorid 0,9% (chứng âm).

- Điểm 2: dung dịch thuốc hoặc dị nguyên đã chuẩn hóa.

 

 

5

Đọc kết quả sau 20 phút, kết quả dương tính khi xuất hiện sẩn ở vị trí dị nguyên ≥ 3mm hoặc trên 75% so với chứng âm

 

 

8. Hiểu biết về chuẩn bị, dự phòng cấp cứu phản vệ

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ.

 

 

2

Nơi có sử dụng thuốc, xe tiêm phải được trang bị và sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu phản vệ. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo quy định tại mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

 

 

3

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế theo quy định tại mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

 

 

4

Bác sĩ, nhân viên y tế phải nắm vững kiến thức và thực hành được cấp cứu phản vệ theo phác đồ.

 

 

5

Trên các phương tiện giao thông công cộng máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, cần trang bị hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo hướng dẫn tại mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2017), thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 về hướng dẫn chẩn đoán phản vệ.

2. Nguyễn Thanh Vân (2013) đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu phản vệ của Điều dưỡng bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2013, Hội nghị khoa học Quốc tế Điều dưỡng.